Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bắc Ninh, Quảng Ninh thành đầu tàu thu hút vốn FDI cả nước

Trong 11 tháng năm nay, Bắc Ninh và Quảng Ninh đã vượt một loạt trung tâm kinh tế lớn của cả nước để vươn lên trở thành 2 địa phương dẫn đầu về thu hút vốn FDI.

Công ty TNHH Dệt may Weitai Hạ Long là doanh nghiệp FDI quy mô lớn nhất tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Weitai Hạ Long.

Báo cáo mới nhất về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư) cho biết tính đến ngày 30/11, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Vốn FDI thực hiện cùng giai đoạn ước đạt 21,7 tỷ USD, tăng 7%.

Lũy kế đến cuối tháng 11, cả nước có 41.720 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 497 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 319 tỷ USD.

Bắc Ninh dẫn đầu, Quảng Ninh số 2

Xét theo địa bàn, trong 11 tháng qua, Bắc Ninh là địa phương dẫn đầu cả nước với tổng vốn FDI đăng ký đạt gần 5,04 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 3 lần cùng kỳ.

Đến hết tháng 11, toàn tỉnh Bắc Ninh đã cấp mới 359 dự án, tăng 3% lần so với cùng kỳ năm trước, tổng vốn cấp mới đạt 1,8 tỷ USD, tăng 71%. Bên cạnh đó, tỉnh cũng điều chỉnh vốn của 174 dự án, với số vốn tăng thêm gần 3 tỷ USD. Số góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp ghi nhận 33 lượt với trị giá 52,8 triệu USD.

Lũy kế từ trước đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã cấp đăng ký đầu tư cho 2.418 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 30 tỷ USD.

Cũng trong kỳ báo cáo lần này, với tổng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Quảng Ninh đạt hơn 2,29 tỷ USD, chiếm 7,3% tổng vốn đăng ký cả nước, Quảng Ninh đã vượt một loạt đầu tàu kinh tế trở thành địa phương thu hút vốn FDI cao thứ 2.

Trong đó, toàn tỉnh có 29 dự án cấp mới, tổng vốn đạt 1,65 tỷ USD và 20 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn, giá trị hơn 217 triệu USD.

Trong kỳ báo cáo trước, tổng vốn FDI đăng ký của Quảng Ninh là 1,97 tỷ USD xếp sau TP.HCM là 2,1 tỷ USD. Với sự tăng trưởng ở tháng gần nhất, Quảng Ninh đã đẩy TP.HCM xuống vị trí thứ 3 với tổng vốn FDI đăng ký đầu tư đạt hơn 2,28 tỷ USD.

Các địa phương xếp lần lượt phía sau về số thu hút vốn FDI năm nay lần lượt là Hải Phòng, Hà Nội, Bình Dương.

SỐ THU HÚT VỐN FDI 11 THÁNG NĂM 2024 CAO NHẤT 5 NĂM
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư).
Nhãn20202021202220232024
Vốn đăng ký tỷ USD 26.4326.4625.1428.8531.4
Vốn thực hiện
17.217.119.6820.2521.68

Nếu xét về số dự án, TP.HCM vẫn đang dẫn đầu cả nước về số dự án mới (chiếm 42%), số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 15%) và mua phần vốn góp (chiếm 71%).

Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá vốn đầu tư FDI hiện tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài như cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư.

Bắc Ninh, Quảng Ninh, TP.HCM, Hải Phòng, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Nghệ An, Bắc Giang là các tỉnh, thành phố đáp ứng được các yếu tố kể trên. Riêng 10 địa phương này đã chiếm gần 80% số dự án mới và gần 70% số vốn đầu tư của cả nước trong 11 tháng.

Singapore rót vốn nhiều nhất vào Việt Nam

Cũng theo số liệu của Bộ KHĐT, trong 11 tháng năm nay, đã có 110 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đăng ký gần 9,14 tỷ USD, chiếm hơn 29% và 54% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hàn Quốc đứng thứ 2 với vốn đăng ký đạt hơn 3,89 tỷ USD, chiếm 12%, giảm 9% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc đại lục, Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản…

Các đối tác đầu tư lớn nhất trong 11 tháng qua đều là các đối tác truyền thống của Việt Nam và đến từ Châu Á. Riêng 5 nước dẫn đầu là Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Nhật Bản đã chiếm gần 73% số dự án đầu tư mới và hơn 77% tổng vốn đăng ký của cả nước.

Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 18/21 ngành kinh tế quốc dân Việt Nam. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn dẫn đầu với hơn 20 tỷ USD, chiếm 64% tổng vốn đăng ký, nhưng đã giảm 9% so với cùng kỳ.

Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 về thu hút vốn FDI với gần 5,63 tỷ USD, chiếm 18% tổng vốn đăng ký, tăng 89%. Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ; sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,37 tỷ USD và hơn 1,12 tỷ USD.

"Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 11 tháng", Cục Đầu tư nước ngoài nêu rõ.

NHỮNG NGÀNH KINH TẾ THU HÚT NHIỀU VỐN FDI NHẤT NĂM NAY
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư).
NhãnCông nghiệp chế biến, chế tạoKinh doanh bất động sảnBán buôn bán lẻSản xuất, phân phối điệnLĩnh vực khác
Số vốn đăng ký Tỷ USD 205.631.371.123.28

Cũng trong 11 tháng qua, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 151 dự án mới và 22 lượt điều chỉnh vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt gần 598,7 triệu USD, tăng 52%.

Dòng vốn Việt Nam đầu ra ra nước ngoài chủ yếu tập trung ở các hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ (34%); công nghiệp chế biến, chế tạo (18%); sản xuất phân phối điện (16%)...

Trong đó, các quốc gia ghi nhận dòng vốn đầu tư từ Việt Nam chảy vào nhiều nhất là Indonesia (23%); Lào (26,8%); Ấn Độ (15%)...

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Chính phủ phấn đấu tăng trưởng 2025 đạt 8%

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm 2024 đạt trên 7%, năm 2025 khoảng 8% để tạo đà, tạo lực, tạo thế cho giai đoạn 2026-2030 tăng trưởng 2 con số.

Nghiên cứu kết nối sân bay Long Thành với TP.HCM bằng metro

Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải rà soát, nghiên cứu phương án giao thông metro hoặc tàu điện ngầm hoặc đường sắt tốc độ cao kết nối sân bay Long Thành, Biên Hòa, Tân Sơn Nhất.

Thủ tướng yêu cầu sớm quy hoạch xây dựng thành phố sân bay Long Thành

Thủ tướng đã chỉ đạo cụ thể giải quyết các vướng mắc, thúc đẩy các dự án như cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, kết nối sân bay Long Thành - Tân Sơn Nhất...

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm