Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bác Hồ với cuộc tổng tuyển cử đầu tiên

Ngày 8/9/1945, sau ngày tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 14, quyết định tổ chức Tổng tuyển cử trên phạm vi toàn quốc.

Sau ngày 2/9/1945 lịch sử, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bước vào một giai đoạn mới. Báo Tri thức xin trích đăng bài viết Bác Hồ với cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của ông Vũ Kỳ - trong cuốn sách Hồ Chí Minh - Người mang lại ánh sáng do NXB Thời đại và tạp chí Xưa & Nay phát hành vào năm 2011.

Trong lịch sử hiếm có một quốc gia nào vừa giành được Độc lập, với biết bao khó khăn đang chồng chất, lại dám tổ chức một cộc tổng tuyển cử thật sự dân chủ như nước Việt Nam ta hồi ấy. Thấy một số đồng chí tỏ vẻ lo lắng cuộc tổng tuyển cử sẽ không có kết quả, do trình độ nhân dân lúc bấy giờ quá thấp, Bác Hồ với lòng tin tuyệt đối vào lòng yêu nước của nhân dân, đã khẳng định: Nhân dân sẽ biết sử dụng lá phiếu của mình, tổng tuyển cử nhất định thành công.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày bầu cử. Ảnh tư liệu.

Ngày 31/12/1945, Bác viết bài đăng trên báo Cứu quốc số 130:

"Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nhà nước.

Trong quộc tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó.

Do tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra quốc hội, quốc hội bầu ra chính phủ, chính phủ đó thật sự là chính phủ của toàn dân".

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của dân tộc cách đây nhiều thập kỷ, dưới sự chỉ đạo tài tình của Bác, thể hiện một bầu không khí dân chủ thực sự, trong tất cả mọi khâu, từ việc giới thiệu người ra ứng cử đến việc tuyên truyền, tranh cử...

Để mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện chủ trương "Thống nhất, thống nhất và thống nhất", Bác và Tổng bộ Việt Minh quyết định mời tất cả những người ngoài Mặt trận Việt Minh cùng đứng chung danh sách ứng cử. Hành động này chứng tỏ chính phủ và Việt Minh luôn luôn tôn trọng quyền tự do dân chủ của nhân dân, tôn trọng người tài năng, đoàn kết mọi lực lượng yêu nước, thiện tâm, thiện chí vì quyền lợi tối cao của dân tộc.

Ngày 10/12/1945, danh sách ứng cử viên khu vực Hà Nội được niêm yết rộng rãi. Trong danh sách Bác đứng thứ 2 sau cụ Ngô Văn Tố. Tất cả 74 ứng viên, chọn lấy 6 đại biểu. Mặc dầu tất cả ứng cử viên đã được đăng tiểu sử kèm theo ảnh trên báo, nhưng cử tri còn muốn được trực tiếp nghe các ứng viên nói rõ chương trình hành động của mình. Đó là những cuộc tiếp xúc rộng rãi, diễn ra hết sức sôi nổi ở khắp mọi nơi, trong một khung cảnh thật sự tự do và dân chủ, giữa các cử tri và người ra ứng cử. Có khi chỉ có hai, ba ứng cử viên cũng tổ chức riêng một cuộc tiếp xúc để trình bày chương trình hành động của mình. Thậm chí có nơi như ở Hải Phòng có ứng cử viên tự tổ chức lấy địa điểm, tự chuẩn bị cả loa phóng thanh cho cuộc gặp mặt.

Việc ra ứng cử trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên này cũng hoàn toan tự nguyện, theo đúng lời Bác Hồ nói: "Hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử".

Chiều ngày 5/1/1946, Bác đến khu học xá (nay là trường ĐH Bách khoa) cùng các ứng cử viên để gặp gỡ các cử tri.

Hôm ấy trước đông đảo quần chúng có mặt, Bác đã nói với các ứng viên:

"... Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ đến lợi chung".

Rồi hướng về các cử tri, Bác căn dặn: "Những ai muốn làm "quan cách mạng" thì nhất định không nên bầu. Ngày mai, không ai ép, không ai mua, toàn dân sẽ thực hiện quyền dân chủ của mình".

Ngày 6/1/1946, cuộc tổng tuyển cử đã được tiến hành và thành công tốt đẹp trên phạm vi cả nước. Bất chấp sự phá hoại điên cuồng của bọn phản động ở phía Bắc và cuộc xâm lăng tàn  bạo của bọn thực dân Pháp ở phía Nam, tỷ lệ đi bầu cử ở các địa phương vẫn đạt từ 65% đến 95% và đã bầu ra được 333 đại biểu quốc hội (Bắc bộ: 152, Trung bộ: 108, Nam bộ: 73).

 

Kỳ họp đầu tiên của quốc hội khóa I. Ảnh tư liệu.

Thắng lợi của cuộc tổng tuyển cử tháng 1/1946 đánh dấu mốc phát triển nhảy vọt đầu tiên ề thể chế dân chủ của nước Việt Nam.

Quốc hội đã hội tụ các đại biểu của cả ba miền Trung Nam Bắc, là ý chí của nhân dân cả nước từ Lạng Sơn cho đến mũi Cà Mau. Quốc hội đã có đại diển của tất cả thế hệ những người Việt Nam yêu nước đương thời, từ những nhà cách mạng lão thành đã từng bôn ba nơi hải ngoại, thử thách trong nhiều nhà tù đế quốc như Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Lê Văn Hiến... cho đến những đại biểu trẻ tuổi đang tràn đầy nhiệt huyết (người trẻ tuổi nhất là Nguyễn Đình Thi, 22 tuổi). Quốc hội đã hội tụ đại biểu của tất cả các ngành, các giới, các giai cấp, tầng lớp xã hội từ công nhân, nông dân, nam giới, nữ giới cho dến những nhà tư sản, công thương gia như Nguyễn Sơn Hà, Trịnh Văn Bô..., những nhân sĩ trí thức và các nhà hoạt động văn hóa nỏi tiếng như Nguyễn Văn Tố, Hoàng Đạo Thúy, Thái Văn Long, Huỳnh Tấn Phát, Đặng Thai Mai...

Quốc hội cũng hội tụ đại biểu của các thành phân tôn giáo trên đất nước ta như Thiên Chúa giáo (linh mục Phạm Bá Trực), Phật giáo (thượng tọa Thích Mật Thể), Cao Đài (chưởng quản Cao Triều Phát)..., của tất cả các thành phần dân tộc, tư đa số đến thiểu số như Mường, Tày, Nùng, Thái, Mèo, Hán, Ba Na, Katu, Rađê, Ê đê, Khơi me..., của tất cả những người không đảng phái và các đảng phái chính triwj như Đảng cộng sản, Đảng dân chủ, những đảng viên xã hội cùng những người tiến bộ trong các phái chính trị khác (Bồ Xuân Luật, Trương Trung Phụng...).

Đây là sự hội tụ đại biểu của tất cả các thành phần xã hội và dân tộc trên mọi miền đất nước trong quốc hội, kể cả sự có mặt của Vĩnh Thụy, tức cựu hoàng Bảo Đại, người vừa mới tuyên bố thoái vị trước đó 4 tháng để làm công dân của nước Việt Nam tự do và những người vốn là quan lại cao cấp của chế độ cũ như cựu thượng thư Bùi Bằng Đoàn...

Ngày 2/3/1946, kỳ họp thứ nhất, quốc hội khóa 1 đã long trọng khai mạc tại thủ đô Hà Nội. Cũng như các đại biểu khác, Bác mang thẻ đại biểu số 305 mà lúc bấy giờ gọi là "Giấy chứng minh".

Đúng 9h, Bác và các thành viên Chính phủ liên hiệp âm thời bước lên diễn đàn. Nhạc Tiến quân ca và Hồ tử sĩ được cử lên. Nhân danh Chính phủ liên hiệp lâm thời, Bác đọc bản báo cáo ngắn gọi trước quốc hội:

"Cuộc quốc dân đại hội lần này là lần đầu tiên trong lịch sử của nước Việt Nam ta. Đó là một kết quả của cuộc tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, mà cuộc tổng tuyển cử lại là cái kết quả của sự hy sinh tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên ờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối, hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho tổ quốc...".

Tiếp đó, Bác báo cáo những công việc Chính phủ liên hiệp lâm thời đã làm trong 6 tháng qua....

....10h, uốc hội tiếp tục họp. Bác đề nghị quốc hội gửi lời chào mừng tới ác đại biểu quốc hội miền Nam vắng mặt và báo cáo việc thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Người nói: "Chính phủ này ra mắt gồm có các đại biểu các đảng phái và các anh em không đảng phái, trước đây đã thương lượng và thỏa thuận với nhau, vì vậy việc tổ chức mới được nhanh chóng thế". Người trình bày danh sách Chính phủ liên hiệp, giới thiệu tóm tắt một số vị bổ trưởng, danh sách cố vấn đàng và Kháng chiến ủy viên hội. Thành phần Chính phủ liên hiệp kháng chiến gồm:

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2. Phó chủ tịch Nguyễn Hải Thần.

3. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Tường Tam.

4. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng.

5.Bộ trưởng Bộ Kinh tế Chu Bá Phượng.

6. Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến.

7. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Anh.

8. Bộ trưởng Bộ Xã hội, kirm Y tế, Cứu tế và Lao động Trương Đình Tri.

9. Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đặng Thai Mai.

10. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Đình Hòe.

11. Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính Trần Đăng Khoa.

12. Bộ trưởng Bộ Canh nông Bồ Xuân Luật.

Cố vấn đoàn do cố vấn tối cao Vĩnh Thụy đảm nhiệm.

Kháng chiến ủy viên hội do Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch và Vũ Hồng Khanh làm Phó chủ tịch.

Sau 4 tiếng đồng hồ làm việc khẩn trương, căng thẳng, kỳ họp thứ nhất quốc hội khóa 1 đã thành công tốt đẹp. Bằng uy tín tuyệt đối của mình, Bác Hồ thực sự là linh hồn của quốc hội, quyết định sự thành công của kỳ họp thứ nhất quốc hội khóa 1. Một cuộc họp ngắn nhất trong lịch sử quốc hội nước ta và có lẽ cả trong lịch sử quốc hội thế giới, nhưng lại giải quyết những vấn đề trọng đại nhất, có tính lịch sử đối với vận mệnh của toàn dân tộc. Đây là một trong những biểu hiện rực rỡ nhất của thiên tài Hồ Chí Minh.

 

 

 

Vũ Kỳ (Hồ Chí Minh - Người mang lại ánh sáng)

Bạn có thể quan tâm