Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bà Merkel: Anh sẽ phải ‘chịu hậu quả’ khi giảm liên kết với EU

Anh sẽ phải “chịu hậu quả” nếu cuối năm nay, không có thỏa thuận kinh tế với EU hậu Brexit, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói.

Bà Merkel đưa ra nhận định này vì Thủ tướng Boris Johnson từ bỏ kế hoạch của người tiền nhiệm Theresa May muốn duy trì liên kết kinh tế chặt chẽ với EU sau Brexit, theo Guardian.

Sau ba năm luôn ủng hộ thỏa thuận giữa Anh và EU, nhà lãnh đạo Đức dường như nói cơ hội đạt thỏa thuận đã chấm dứt.

“Chúng ta phải từ bỏ quan niệm chúng ta (EU) định ra những gì mà Anh muốn”, bà Merkel nói trong một cuộc phỏng vấn nhiều chủ đề với một số tờ báo. “Điều đó là do Anh quyết định, và chúng ta, 27 nước EU, sẽ phản hồi hợp lý”.

merkel anh 1

Thủ tướng Đức Angela Merkel nói EU nên dừng việc cố gắng định ra những gì tốt cho Anh. Ảnh: Photothek.de.

Giữa lúc Đức chuẩn bị đảm nhiệm chủ tịch luân phiên EU, bà Merkel nói ưu tiên của bà là thúc đẩy gói cứu trợ đại dịch, để ngăn không để nền kinh tế châu Âu rơi vào suy thoái tồi tệ nhất kể từ thập niên 1930.

“Với Thủ tướng Boris Johnson, chính phủ Anh muốn tự xác định xem sẽ có mối quan hệ như thế nào với EU sau khi rời khối”, bà Merkel nói. “Sau đó họ sẽ phải sống với hậu quả, và tất nhiên đó là một nền kinh tế ít được gắn kết hơn”.

“Nếu Anh không muốn có các quy tắc về môi trường và về thị trường lao động hay tiêu chuẩn xã hội ngang với châu Âu, quan hệ giữa chúng ta sẽ kém hơn”.

Đàm phán giữa Anh và EU đang bế tắc về vấn đề liệu Anh có cần gắn với các quy định của EU hay không, về viện trợ nước đang phát triển, hay các quy định chung về môi trường, lao động - đổi lại Anh sẽ có hiệp định thương mại không thuế quan.

Gần đây, Đại sứ Đức ở Brussels, Michael Clauss, dự đoán Brexit sẽ chiếm hầu hết sự chú ý về chính trị vào mùa thu, dẫn đến phỏng đoán rằng Đức sẽ dùng 6 tháng chủ tịch EU của mình để tập trung đàm phán EU - Anh.

Nhưng trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí châu Âu, bà Merkel cho biết sẽ dành hầu hết năng lượng trong thời gian làm chủ tịch EU để kêu gọi các thành viên EU ủng hộ giải pháp chung về kinh tế.

Dịch Covid-19 xảy đến vào năm thứ 15 bà Merkel làm lãnh đạo nước Đức. Nó không chỉ khiến tỷ lệ ủng hộ bà “đảo chiều” và tăng vọt, mà còn khiến bà đổi lập trường, từ bỏ quan điểm chi tiêu hạn chế như theo truyền thống trong đảng.

Tổng thống Trump rút 9.500 quân - cái tát với Đức và món quà cho Nga?

Một số quan chức cấp cao của Mỹ bất ngờ trước quyết định rút bớt quân khỏi Đức của ông Trump, cho rằng lý do có liên quan đến bà Merkel và chi tiêu quân sự của nước này.

Đức lo ngại tương lai sóng gió với ông Trump sau lệnh rút 9.500 quân

Một tuần sau khi Thủ tướng Angela Merkel báo không thể dự họp thượng đỉnh G7 tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố rút 9.500 quân khỏi nước Đức.

Trọng Thuấn

Bạn có thể quan tâm