Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Australia hướng dẫn quan chức nêu quan điểm về Biển Đông

Giới chức Australia được cung cấp tài liệu hướng dẫn cách nói về vấn đề Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc liên tiếp có những hành động làm gia tăng căng thẳng.

Đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nhìn từ trên không. Ảnh: CSIS

Bản hướng dẫn cách trả lời được chuẩn bị sẵn trong tài liệu dài 7 trang được Bộ Ngoại giao Australia đưa ra. Nó dành riêng cho quan chức bộ Quốc phòng, văn phòng thủ tướng và nội các. Tài liệu này được chuẩn bị sau hàng loạt động thái của Trung Quốc trên Biển Đông, tuyến hàng hải tấp nập bậc nhất thế giới trong những ngày gần đây.

Trong tuần trước, truyền thông Mỹ công bố ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc điều tên lửa phòng không HQ-9 tới đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Bản tài liệu 7 trang vẫn sử dụng từ “có khả năng” để mô tả sự hiện diện của tên lửa Trung Quốc ở Phú Lâm. Tuy nhiên, nếu nhận câu hỏi, các quan chức Australia được khuyến khích trả lời: “Chúng tôi không phải một bên trong tranh chấp lành thổ ở Biển Đông nhưng các hành động bồi lấp và xây dựng của Trung Quốc sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực”.

Trước câu hỏi Australia có xác nhận việc Trung Quốc đưa tên lửa tới đảo Phú Lâm, các nhà chức trách được khuyến khích trả lời: “Chúng tôi đã xem những hình ảnh mà vệ tinh thương mại ghi lại và theo đánh giá của chúng tôi, đúng là Trung Quốc đã đưa tên lửa tới khu vực". Bản báo cáo cũng yêu cầu các quan chức Australia nói thêm rằng “mọi hành động tương tự đều sẽ làm gia tăng căng thẳng”.

Đề cập tới các cuộc tuần tra đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trong khu vực, nhà chức trách Australia sẽ nói: “Chính phủ Australia ủng hộ quyền của tất cả các bên, bao gồm cả Mỹ, trong việc tuần tra đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trong khu vực nhưng phải tuân thủ luật pháp quốc tế”.

Tài liệu dành riêng cho các quan chức Australia cũng giải thích về đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc khi mô tả nó “chiếm 80% diện tích Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” của Việt Nam.

Radar của TQ ở Trường Sa nguy hiểm hơn tên lửa tại Phú Lâm

Trao đổi với Zing.vn, Giáo sư Carl Thayer nhận định radar trên các đảo phi pháp mang lại cho Trung Quốc lợi thế vượt trội về tình báo, trinh sát và giám sát trên Biển Đông.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm