Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Australia cân nhắc cứng rắn với Trung Quốc trên Biển Đông

Canberra đang cân nhắc đưa ra các phản ứng quyết đoán hơn với yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông, bao gồm việc điều tàu áp sát các đảo nhân tạo phi pháp.

Australia đang cân nhắc đưa ra các biện pháp quyết đoán để đối phó yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: CSIS

Tư lệnh không quân Australia Leo Davies ngày 3/2 cho biết, nước này đã “tăng nhẹ” số lượng các chuyến bay mà Canberra gọi là thách thức Trung Quốc ở Biển Đông, Straits Times đưa tin.

Australia là một trong những quốc gia ủng hộ mạnh mẽ việc Mỹ điều tàu đi vào vùng nước 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp. Trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull và Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng trước, hai bên đã đề xuất tới việc tiến hành các cuộc tập trận nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải.

Song song với việc Mỹ triển khai các hoạt động đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, Australia cũng điều máy bay tới khu vực.

Tướng Davies cho biết, Trung Quốc phản ứng với các hoạt động của không quân Australia bằng các thông điệp cảnh báo qua sóng phát thanh. Tuy nhiên, phía Australia vẫn đảm bảo các hoạt động của mình. Trong những tháng gần đây, tàu của Canberra cũng tiến gần hơn tới các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp phi pháp trên biển Đông.

Hiện tại, Ủy ban An ninh Quốc gia Australia đang cân nhắc về các biện pháp đảm bảo quyền tự do hàng hải nhưng vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne cho biết Canberra ủng hộ tự do hàng hải và thương mại ở Biển Đông, nơi 60% lượng hàng hóa xuất khẩu của Australia phải đi qua. Bà Payne cũng cam kết hợp tác chặt chẽ với Mỹ và các đối tác khác trong khu vực để đảm bảo an ninh hàng hải.

Hiện tại, các nhà phân tích vẫn có những quan điểm khác nhau về việc Australia thực hiện quyền tự do hàng hải. Một số người cho rằng Canberra cần phải gửi tín hiệu rõ ràng và cứng rắn với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Những người khác thì lo ngại các hoạt động tuần tra sẽ khiêu khích Bắc Kinh, khiến Canberra phải đối mặt với các phản ứng từ phía Trung Quốc.

Ủng hộ quan điểm Australia tuần tra Biển Đông, Giáo sư Alan Dupont chuyên gia An ninh quốc tế tại Đại học New South Wales, nhấn mạnh: “Australia không thể mãi núp sau một nước khác hoặc hoang tưởng cho rằng Trung Quốc sẽ ngừng tham vọng yêu sách lãnh thổ trên Biển Đông”.

Mỹ sẵn sàng tuần tra chung với Philippines ở Biển Đông

Một nhà ngoại giao Mỹ nói Washington để mở khả năng tuần tra hải quân chung với Philippines trong những vùng biển tranh chấp nhằm khẳng định "tự do hàng hải" trên Biển Đông.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm