1. Atlas đầu tiên trên thế giới, được bán với giá 3,9 triệu USD là...?
Atlas đầu tiên trên thế giới thường được biết đến với tên “Cosmographia" “Geographia” hay đơn giản là "The Geography” (Địa lý). |
2. Đây là tác phẩm của ai?
"The Geography” là tác phẩm của Claudius Ptolemaeus, nhà thiên văn học, toán học, địa lý học người Hy Lạp, từng sống và làm việc tại thành phố Alexandria, Ai Cập. |
3. Bản thảo của nó được vẽ vào khoảng thời gian nào?
Nguyên bản "The Geography” được tạo ra vào khoảng năm 150 sau Công nguyên. Tác phẩm của Ptolemaeus từng bị thất lạc ở châu Âu thời Trung cổ. Đến khoảng năm 1300, các học giả Byzantine (đế quốc Đông La Mã) mới đưa ra bản sao của tập bản đồ bằng tiếng Italy. |
4. Bản in đầu tiên của "The Geography” xuất hiện vào thế kỷ nào?
Năm 1406, Jacopo d’Angelo (người Italy) dịch cuốn atlas gốc sang tiếng Latin. Bản in đầu tiên xuất hiện ở Roma năm 1477. Trong khi đó, bản khắc đồng được chế tạo bởi Konrad Sweynheym (người Đức) và Arnold Pannartz, hai người tìm thấy bản tiếng Italy vào năm 1465. Bản được bán đấu giá 3,9 triệu USD là bản in năm 1477. |
5. "The Geography” gồm bao nhiêu bản đồ?
Tác phẩm gồm 27 bản đồ. Đây là tất cả kiến thức địa lý thuộc thế giới Hy Lạp - La Mã cổ đại do Ptolemaeus thu thập. Ông dùng hệ thống các đường lưới để vẽ vĩ độ và kinh độ của khoảng 8.000 địa điểm trên bản đồ thế giới theo hiểu biết ở thời đỉnh cao của Đế chế La Mã. |
6. Tính đến năm 2019, tập bản đồ thế giới đầu tiên có giá bao nhiêu?
Năm 2006, "The Geography” được trung tâm đấu giá Sotheby rao bán. Một nhà sưu tập tư nhân không xuất hiện tại buổi đấu giá đã chi 3,9 triệu USD để sở hữu nó. Không tính giá trị tăng thêm nếu tiếp tục bán đấu giá, chỉ tính theo tỷ lệ lạm phát, năm 2019, cuốn Atlas có giá khoảng 4,91 triệu USD. |
7. Bản đồ địa lý của Claudius Ptolemaeus có những địa điểm không chính xác do đâu?
"The Geography” có những địa điểm không chính xác do ông ước tính sai kích thước Trái Đất. Trái Đất trong tính toán của ông nhỏ hơn kích thước thật. |
8. Sai sót của Ptolemaeus khi vẽ bản đồ thế giới khiến nhà thám hiểm nào xác định sai đường sang châu Á?
Ptolemaeus tính sai kích thước Trái Đất khiến nhà thám hiểm Columbus nghĩ rằng đường kính của Trái Đất đủ ngắn để người ta có thể đi thuyền từ châu Âu sang châu Á theo hướng Tây, nhờ đó, ông phát hiện châu Mỹ. Sau này, các nhà thám hiểm phương Tây dần hoàn thiện bản đồ thế giới. Dù vậy, phương pháp của Ptolemaeus vẫn đóng vai trò quan trọng, là cơ sở cho bản đồ hiện đại. |