Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Armenia và Azerbaijan giao tranh dữ dội, 30 binh sĩ tử trận

Chính quyền Mỹ và Nga bày tỏ lo ngại về giao tranh bùng phát giữa Armenia và Azerbaijan tại khu vực đang có tranh chấp ngày 2/4 khiến 30 binh sĩ ở cả hai bên thiệt mạng.

CNN cho biết đụng độ xảy ra ở vùng Nagorno-Karabakh của Azerbaijan, nhưng đang bị quân đội Armenia chiếm đóng kể từ năm 1994.

Hãng thông tấn Azertac của Azerbaijan cho biết, một trực thăng Mi-24 đã bị đối phương bắn rơi khi nó đang không kích các căn cứ quân sự của Armenia, khiến "12 binh sĩ hy sinh".

Armenia va Azerbaijan giao tranh anh 1

Khu vực Nagorno-Karabakh 

tranh chấp giữa Azerbaijan và Armenia. Ảnh: BBC

Cũng theo Azertac, quân đội nước này đã phá hủy 6 xe tăng và 15 xe pháo của Armenia, gây thương vong cho hàng chục binh sĩ và tiêu diệt hơn 100 lính của đối thủ.

Tuy nhiên, hãng tin Armenpress dẫn lời Tổng thống Armenia Serzh Sargsyan đưa ra con số thương vong thấp hơn nhiều. "18 lính thiệt mạng và 35 người bị thương do những hành động tấn công khiêu khích của quân đội Azerbaijan", Tổng thống Sargsyan nói.

Theo CNN, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cực lực lên án "việc vi phạm lệnh ngừng bắn quy mô lớn, dẫn đến nhiều người thiệt mạng, bao gồm thường dân".

"Chúng tôi thúc giục các bên kiềm chế, tránh đẩy căng thẳng leo thang, và tuân thủ chặt chẽ lệnh ngừng bắn. Mỹ khẳng định không thể dùng giải pháp quân sự để giải quyết xung đột", thông báo của cơ quan này nêu rõ.

Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Putin ngày 2/4 cũng kêu gọi Armenia và Azerbaijan nhanh chóng kết thúc giao tranh. Ngoại trưởng Nga và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei đã làm việc với những người đồng cấp tại hai nước này để yêu cầu kết thúc đụng độ.

Vùng Nagorno Karabakh của Azerbaijan từng bị phe ly khai, được Armenia hậu thuẫn, dùng vũ lực chiếm đóng. Trận chiến khiến khoảng 30.000 người chết. Hai bên đã có thỏa thuận ngừng bắn vào năm 1994, nhưng đụng độ vẫn thỉnh thoảng xảy ra. 

Azerbaijan đã nhiều lần dọa sử dụng vũ lực để giành lại Nagorno Karabakh. Nước này được sự hậu thuẫn của Nga, và có chi tiêu quân sự cao hơn cả ngân sách quốc gia của Armenia.

Gốc rễ của việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga

Chiến đấu cơ F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 của Nga hôm 24/11 là kết quả tất yếu của sự khác biệt về lập trường giữa Moscow và NATO trong cuộc chiến tại Syria.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm