Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Apple, Alphabet, Amazon chịu tổn thất từ suy thoái kinh tế

Nhiều công ty công nghệ lớn đang phải đối mặt với các ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế. Điều này được phản ánh trực tiếp qua sự suy giảm doanh thu và nhu cầu người dùng.

Nhiều người đã không thể mua iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max vì tình trạng thiếu hàng. Ảnh: Bloomberg.

Theo Bloomberg, các báo cáo tài chính từ những công ty công nghệ hàng đầu, bao gồm Apple, Amazon và Alphabet, cho thấy suy thoái kinh tế đang làm sụt giảm nhu cầu của thị trường đối với với mọi thứ, từ thương mại điện tử cho đến điện toán đám mây hay quảng cáo số.

Nhu cầu ngày càng suy giảm

Doanh số bán hàng của Apple trong quý IV/2022 giảm nhiều hơn so với dự đoán của các nhà phân tích. Nguyên nhân của điều này là do nhu cầu mua sắm iPhone và máy tính Mac hạ xuống.

Bên cạnh đó, doanh thu của Amazon cũng bị suy giảm do nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm được bán trực tuyến không còn như trước. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng chậm lại của mảng kinh doanh điện toán đám mây cũng góp phần khiến kết quả kinh doanh của Amazon không khả quan.

Apple iPhone anh 1

Doanh thu của của công ty mẹ Google không đáp ứng kỳ vọng của các chuyên gia. Ảnh: Bloomberg.

Alphabet, công ty mẹ Google, có doanh thu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong quý IV/2022 không đạt kỳ vọng của các chuyên gia. Sự đi xuống này đến từ việc các doanh nghiệp đã hạn chế chi tiền dành cho quảng cáo.

“Xung đột ở Ukraine, áp lực lạm phát, bất ổn kinh tế và những khó khăn về kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng tới tâm lý khách hàng trong năm 2022. Người dùng điện thoại thông minh dần giảm tần suất mua hàng của họ”, ông Harmeet Singh Walia, nhà phân tích cấp cao của Counterpoint Research, viết trong một báo cáo về Apple.

Ngành công nghệ đang phải đối mặt với thực tế khắc nghiệt sau những năm bùng nổ trong thời kỳ đại dịch. Tại thời điểm đó, nhu cầu mua sắm các thiết bị điện tử tăng cao khi mọi người học tập và làm việc tại nhà.

Hiện nay, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất cùng với sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế khiến nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm sút.

Ông Mandeep Singh, người đứng đầu mảng công nghệ tại Bloomberg Intelligence, cho biết sự yếu kém về kinh tế cũng ảnh hưởng đến nhu cầu kinh doanh đối với quảng cáo và điện toán đám mây.

Sự trì trệ của nền kinh tế thể hiện rõ nhất tại Alphabet khi các doanh nghiệp không còn mạnh tay chi tiền cho quảng cáo. “Nhu cầu sử dụng điện toán đám mây cũng đang giảm xuống, dù tốc độ tăng trưởng vẫn còn cao”, ông Mandeep Singh cho biết thêm.

Vào phiên giao dịch ngày 3/2, cổ phiếu Amazon đã giảm 4,7%, Alphabet giảm 3,7%, Apple không thay đổi nhiều.

Cách ứng phó của các ông lớn

Mỗi công ty công nghệ đều có cách riêng để vượt qua giai đoạn khó khăn trong thời kỳ suy thoái. Ông Sundar Pichai, Tổng giám đốc của Alphabet, cho biết công ty đang dựa vào trí tuệ nhân tạo để cải thiện kết quả tìm kiếm và các sản phẩm khác.

Tôi rất phấn khích trước những bước nhảy vọt của AI mà chúng tôi sắp công bố trong lĩnh vực tìm kiếm

Ông Sundar Pichai, Tổng giám đốc của Alphabet

Bắt đầu từ năm nay, các hoạt động của DeepMind, bộ phận tập trung vào nghiên cứu AI, sẽ được tính vào chi phí doanh nghiệp của Alphabet. Điều đó cho thấy công nghệ này sẽ được tích hợp vào các mảng kinh doanh khác, thay vì chỉ trong bộ phận Other Bets.

“Tôi rất phấn khích trước những bước nhảy vọt của AI mà chúng tôi sắp công bố trong lĩnh vực tìm kiếm”, ông Pichai tuyên bố.

Một điểm yếu của Apple trong quý trước bắt nguồn từ những hạn chế trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là tại Trung Quốc. Các biện pháp phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt ở quốc gia này đã cản trở hoạt động sản xuất đồng thời khiến người tiêu dùng không thể đến cửa hàng để mua sắm.

Theo ông Tim Cook, CEO của Apple, việc Trung Quốc, một trong những thị trường lớn nhất của Táo khuyết, dỡ bỏ chính sách Zero Covid đã làm triển vọng kinh doanh của công ty trở nên sáng sủa hơn.

“Khi nhìn vào quá trình mở cửa bắt đầu vào tháng 12 năm ngoái, chúng tôi nhận thấy sự thay đổi rõ rệt về số lượt khách hàng ghé thăm các cửa hàng so với tháng 11. Việc đó sẽ giúp nhu cầu mua sắm được thúc đẩy trở lại”, ông Cook cho biết.

Ông Andy Jassy, CEO của Amazon, lại tập trung vào nỗ lực cắt giảm chi phí, giải quyết tình trạng tuyển dụng và chi tiêu quá mức do sự bùng nổ của thương mại điện tử trong thời điểm đại dịch.

Bà Ruth Porat, Giám đốc tài chính của Alphabet, cũng nói với các nhà đầu tư rằng công ty sẽ “làm chậm” tốc độ tuyển dụng trong năm nay. Đáng chú ý, cả Alphabet và Amazon đều đã công bố đợt sa thải lớn trong những tuần gần đây.

Ông chủ Facebook có thêm 12,5 tỷ USD trong một ngày

Cổ phiếu Meta - công ty mẹ Facebook - đang phục hồi sau năm 2022 tồi tệ. Giá cổ phiếu tăng vọt giúp Mark Zuckerberg kiếm 12,5 tỷ USD trong vỏn vẹn một ngày.

Startup Việt thành công gọi vốn 6 triệu USD trong vòng hạt giống

Danh sách nhà đầu tư rót vốn vào Infina trong vòng hạt giống có nhiều tên tuổi lớn như Sequoia Capital Ấn Độ, Y Combinator, Saison Capital, Starling Ventures, Alpha JWC, App Works.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Dong USD cao nhat 13 thang hinh anh

Đồng USD cao nhất 13 tháng

0

Chỉ số USD-Index vừa chạm mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Trong nước, giá giao dịch đồng bạc xanh tại các ngân hàng thương mại cũng tăng kịch trần cho phép.

Thanh Vũ

Bạn có thể quan tâm