Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Áp thấp nhiệt đới trái mùa sắp hình thành trên biển Đông

Một vùng áp thấp hình thành trên vùng biển phía Nam của Biển Đông, khả năng sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Đây là đợt áp thấp nhiệt đới trái mùa.

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, hiện nay có một vùng áp thấp hình thành trên vùng biển phía Nam của Biển Đông. Vùng áp thấp này khả năng sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Ap thap nhiet doi anh 1

Các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng cần chủ động ứng phó với nguy cơ mưa lũ. Ảnh: Hồ Giáp.

Ngày 21/12, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), từ Bình Định đến Cà Mau, giữa Biển Đông và vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm phía Tây quần đảo Trường Sa) gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao 3-5.

Từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao 2-4m.

Chiều tối 21/12, vịnh Bắc Bộ gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao 1-2,5 m. Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) mưa rào và giông rải rác. Trong mưa giông khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.

Từ đêm 21 và ngày 22/12, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao 4-6 m.

Vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực giữa Biển Đông, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao 3-5 m. Khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 8, biển động, sóng cao 2-4 m. Vịnh Bắc Bộ gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao 1-2,5 m.

Miền Trung có mưa lớn

Do ảnh hưởng của vùng áp thấp cùng với không khí lạnh từ ngày 23 - 26/12, ở khu vực Trung và Nam Trung bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông với lượng mưa phổ biến 100 - 300 mm, có nơi trên 500 mm.

Từ ngày 24 - 25/12, ở khu vực phía đông Tây nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông với lượng mưa phổ biến 60 - 120 mm, có nơi trên 200 mm.

Chiều 20/12, Bộ NN&PTNT đã phát đi công điện gửi các bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên về việc chủ động ứng phó với nguy cơ mưa lũ.

Công điện nêu rõ, các địa phương cần thông tin kịp thời, đầy đủ đến chính quyền các cấp và người dân để chủ động phòng tránh, ứng phó với mưa lũ, đồng thời triển khai các phương án sản xuất và bảo vệ cây trồng vụ đông xuân phù hợp.

Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất như khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng. Đồng thời, chủ động khơi thông dòng chảy, di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn.

Đặc biệt, cần đảm bảo an toàn các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu và các công trình đang thi công. Bố trí lực lượng thường trực để vận hành, điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Vì sao bão gặp không khí lạnh lại suy yếu nhanh?

Nhận định về cơn bão Man-yi, các chuyên gia khí tượng cho biết tương tác với không khí lạnh sẽ làm cường độ và hướng di chuyển của bão có nhiều thay đổi và yếu đi.

Bão Manyi vào Biển Đông, diễn biến khó lường

Sau khi càn quét qua Philippines hôm qua, sáng nay (18/11), bão Manyi đã vào Biển Đông, trở thành bão số 9. Dự báo diễn biến khó lường do tương tác với không khí lạnh.

Bão số 7 di chuyển chậm hướng Tây, gió giật cấp 17, biển động dữ dội

Dự báo ngày và đêm 10/11, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-15, giật trên cấp 17; sóng biển cao từ 4-6 m.

Hơn 600 trang Việt Nam - Lãnh thổ và các vùng địa lý đã bao quát toàn bộ cảnh quan và đặc điểm cụ thể từng vùng ở Việt Nam trên nhiều góc nhìn như tự nhiên, khí hậu, đất đai, sông ngòi, dân cư, đặc trưng kinh tế. Đây được xem là tác phẩm kinh điển về địa lý Việt Nam của giáo sư Lê Bá Thảo.

https://vietnamnet.vn/ap-thap-nhiet-doi-trai-mua-sap-hinh-thanh-tren-bien-dong-mien-trung-mua-lon-2354839.html

Thành Huế/Vietnamnet

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm