Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Áo choàng băng tử thần' và nỗi ám ảnh về biến đổi khí hậu

Meltdown (Tan chảy), triển lãm về biến đổi khí hậu được tổ chức bởi quỹ từ thiện trong lĩnh vực môi trường Project Pressure, đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Vienna, Áo.

Bang tan bao dong vi bien doi khi hau anh 1
Động băng Vatnajökull: Tác giả Richard Mosse đã sử dụng máy ảnh phim ghi lại hình ảnh một hang động dưới sông băng Vatnajökull. Động băng hình thành khi không khí nóng tràn vào nơi có dòng nước đang chảy dưới mặt băng. Do nhiệt độ Trái Đất tăng lên, hiện tượng này ngày trở nên khó đoán bởi các nhà khoa học khó có thể tiếp cận khu vực này. Ảnh: Richard Mosse/do Project Pressure cung cấp.
Bang tan bao dong vi bien doi khi hau anh 2
Sông Affall ở Landeyjarsandur, 2012: Tác giả Edward Burtynsky đã minh họa cách con người tạo hình lại Trái Đất. Bức hình ghi lại phong cảnh Iceland tráng lệ và hùng vĩ bên dòng chảy từ các khối băng tan hàm ý tới những tác động của con người. Burtynsky nhắc nhở chúng ta đang mất dần nguồn nước ngọt quý giá khi các sông băng đang cạn dần trên phạm vi toàn cầu. Ảnh: Ed Burtynsky/Project Pressure.
Bang tan bao dong vi bien doi khi hau anh 3
Mảnh xương 4.000 năm trước Công nguyên, Thụy Sĩ, 2017: Những dòng sông băng đang thu hẹp để lộ ra những cổ vật bị chôn vùi hàng nghìn năm nay. Tác phẩm là thành quả từ quá trình cộng tác của Adam Broomberg và Oliver Chanarin với các tổ chức khảo cổ học và các nhà nghiên cứu về sông băng ở Thụy Sĩ, gợi mở liên tưởng về những câu chuyện xung quanh đời sống con người trong quá khứ. Ảnh: Broomberg & Chanarin/Project Pressure.
Bang tan bao dong vi bien doi khi hau anh 4
Illimani, Bolivia, 2013: Tác giả bức ảnh - Klaus Thymann - thách thức các quan niệm đương thời về những khu vực lân cận sông băng, nhấn mạnh khủng hoảng khí hậu là vấn đề toàn cầu thay vì chỉ tập trung vào Bắc Cực và Nam Cực. Ảnh: Klaus Thymann/Cung cấp bởi Project Pressure.
Bang tan bao dong vi bien doi khi hau anh 5
Sông băng Tacul, Pháp, 2013: Đường biên giới giữa các quốc gia quanh dãy núi Alps đang di chuyển do các sông băng tan chảy nhanh chóng. Địa hình thay đổi tạo ra những địa thế mới, đặt ra yêu cầu vẽ lại biên giới. Điều này ảnh hưởng lớn tới chủ quyền lãnh thổ và có thể dẫn tới nhiều hệ quả địa chính trị. Ảnh: Scott Conarroe/Project Pressure.
Bang tan bao dong vi bien doi khi hau anh 6
Amph, Nepal, 2016: Christopher Parsons đã hợp tác với một nhóm chuyên gia nghiên cứu sông băng và các tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở vùng Sagarmatha của dãy Himalaya. Các nhà vi sinh vật học đã nuôi cấy và phân tích các mẫu vật, nghiên cứu hoạt động của các vi sinh vật không thể nhìn thấy bằng mắt thường sống trong môi trường sông băng. Parsons đã ghi lại hình ảnh của các vi sinh vật này đặt cạnh ảnh chụp cảnh quan Nepal, mang đến cho người xem góc nhìn đa chiều về sự sống tồn tại và được nuôi dưỡng ngay trong những ngọn núi và dòng nước, nhấn mạnh yêu cầu phải bảo tồn và gìn giữ tự nhiên. Ảnh: Christopher Parsons/Project Pressure.
Bang tan bao dong vi bien doi khi hau anh 7
Hình ảnh từ phóng sự về vùng lân cận Himalaya, Ấn Độ, 2017: Phóng sự dài 8 phút của Adam Hinton đã cho thấy tác động xã hội của cuộc khủng hoảng về khí hậu. Tác giả đã đến thăm các cộng đồng nông nghiệp ở Ấn Độ sống phụ thuộc vào dòng nước chảy ra từ băng tan trên núi, để tìm hiểu và ghi lại tác động môi trường đối với cuộc sống của người dân. Các hình thái thời tiết bất thường dẫn đến mùa màng giảm sút, nạn đói và di cư. Hinton chỉ kể câu chuyện của sáu gia đình, nhưng trên thực tế, hơn 1 tỷ người đang sống dựa vào nước từ dãy Himalaya. Ảnh: Adam Hinton/Project Pressure.
Bang tan bao dong vi bien doi khi hau anh 8
Sông băng 2, 2016: Noémie Goudal đã rất sáng tạo trong việc ghi lại hình ảnh tự nhiên sử dụng giấy phân hủy sinh học tan rã trong nước. Khi hình ảnh tan trong nước, cảnh quan “nhân tạo” trong tấm hình được đặt cạnh so với hình dáng tự nhiên của nó, hàm ý nhắc nhở về sự bất ổn cũng như minh họa những thay đổi đang tăng tốc và ngày một rõ ràng trong tự nhiên. Ảnh: Noemie Goudal/Project Pressure.
Bang tan bao dong vi bien doi khi hau anh 9
Đỉnh Baker, Mỹ, 2014: Peter Funch sử dụng những tấm bưu thiếp cổ có hình ảnh đỉnh Baker ở bang Washington để so sánh với hiện tại, minh họa cho ảnh hưởng của việc các sông băng dần rút nước. Những hiệu ứng này được làm bật thông qua việc sử dụng kỹ thuật phân tách ba màu RGB, trong đó các lớp màu riêng lẻ được ghi hình riêng và sau đó hợp lại thành một hình ảnh duy nhất. Ảnh: Peter Funch/Project Pressure.
Bang tan bao dong vi bien doi khi hau anh 10
Esmarkbreen II, 2013: Trong ba tuần vào tháng 9/2013, Corey Arnold đã đi vòng quanh quần đảo Svalbard nằm trong vòng cực Bắc. Những tảng băng đã trôi trong vịnh hẹp Hornsund từ năm 1899 và với những thay đổi hiện tại ở Bắc Cực, tác phẩm của Arnold như một lời nhắc nhở về mối quan hệ giữa khủng hoảng khí hậu và mực nước biển đang ngày càng dâng cao. Ảnh: Corey Arnold/Project Pressure.
Bang tan bao dong vi bien doi khi hau anh 11
Jakobshavn, 2019: Tác phẩm của Michael Benson là sự giao thoa giữa nghệ thuật và khoa học. Tác giả lấy dữ liệu thô từ kho lưu trữ thông tin và quy trình khoa học hành tinh, sử dụng nhiều kỹ thuật xử lý hình ảnh để chỉnh sửa và kết hợp với nhau. Benson sử dụng những dữ liệu này và hình ảnh vệ tinh chụp các cánh đồng băng ở Nam Cực, từ đó chuyển thành chụp ảnh phong cảnh. Ảnh: NASA/Michael Benson/Kinetikon Pictures/Project Pressure.
Bang tan bao dong vi bien doi khi hau anh 12
Đỉnh Aragats: Toby Smith đã làm một bộ phim tài liệu cho thấy tác động của biến đổi khí hậu đến cộng đồng người cư trú trên dãy núi lửa bốn đỉnh ở Armenia. Kết quả phân tích trong những thập kỷ gần đây đã chỉ ra rằng diện tích bề mặt sông băng đã và đang giảm dần từ những năm 1950. Ảnh: Toby Smith/Project Pressure.
Bang tan bao dong vi bien doi khi hau anh 13
Tấm liệm I, 2018: Simon Norfolk và Klaus Thymann cho rằng các vấn đề tài chính là động lực thúc đẩy con người thích nghi biến đổi khí hậu. Tiêu đề “Tấm liệm” hàm ý chỉ dòng nước tan chảy dưới phần còn lại của tảng băng trông giống như một chiếc áo choàng tử thần. Ngoài ra, một bộ phim tua nhanh sử dụng ảnh nhiệt đã minh họa sự khác biệt của tảng băng so với cảnh quan xung quanh khi nó chỉ phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ trong dài hạn thay vì biến động thời tiết. Ảnh: Simon Norfolk & Klaus Thymann/Project Pressure.
Bang tan bao dong vi bien doi khi hau anh 14
Thung lũng Tarfala sử dụng kỹ thuật quang trắc, 2018: Từ những hình ảnh năm 1946, 1959, 1980 và 2017 của thung lũng Tarfala và núi Kebnekaise ở Thụy Điển, Erwin van den IJssel, Erik Schytt Holmlund và Klaus Thymann đã phát triển một phương pháp để ghi lại sự thay đổi theo thời gian của khu vực này sử dụng hình ảnh phim quang trắc. Càng gần tới hiện tại, hậu quả từ sự tàn phá của con người càng rõ rệt. Năm 2018, đỉnh núi cao nhất ở Thụy Điển đã thay đổi: Nhiệt độ năm 2018 quá cao đã làm tan chảy đỉnh Nam Kebnekaise, vì vậy đỉnh phía Bắc hiện là điểm cao nhất của Thụy Điển. Ảnh: Erwin van den IJssel, Erik Schytt Holmlund and Klaus Thymann/Project Pressure.

Khánh Linh

Bạn có thể quan tâm