Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ánh Viên phá kỷ lục SEA Games lần thứ 7

Tối 9/6, kình ngư Ánh Viên bỏ xa các đối thủ và phá sâu kỷ lục cũ ở nội dung chung kết 200 m bướm. Ngay sau đó, "cô gái thép" VN giành thêm HCV 200 m tự do, phá kỷ lục SEA Games.

 

10 điều ít biết về kình ngư vàng Ánh Viên

Nếu không có sai sót lúc mới sinh, kình ngư nữ số một Việt Nam đã mang tên Ánh Duyên chứ không phải Ánh Viên như bây giờ.

Các VĐV giành huy chương của Đoàn thể thao Việt Nam ngày 9/6

Nguyễn Thị Ánh Viên (2 HCV, 200 m bướm, 200 m tự do, bơi)

Trương Thị Phương (C1-200 m nữ, canoeing)

Trần Phi Hùng (carom 1 băng, bida)

Phan Thị Hà Thanh (nhảy chống đơn nữ, thể dục dụng cụ)

Đặng Nam (nội dung vòng treo, thể dục dụng cụ)

Nguyễn Văn Lai (chạy 5.000 m, điền kinh)

  • Đoàn thể thao Việt Nam tiếp tục thi đấu các tốt ở các môn tham dự khi giành thêm 5 HCV để vững vàng ở vị trí thứ hai trên bảng tổng sắp huy chương.

    SEA Games 8/6: VN giành thêm 5 HCV, vững vàng Top 3

    Đoàn thể thao Việt Nam giành 5 HCV ngày 8/6, qua đó nâng tổng số HCV tại SEA Games 28 lên 26. Thành tích này giúp Việt Nam đứng thứ 2 sau chủ nhà Singapore (41 HCV).

     

  • Các VĐV giành HCV của Đoàn thể thao Việt Nam ngày 8/6

    - Trần Xuân Hiệp (HCV, đao thuật nam, wushu)

    - Đinh Phương Thành (HCV, nam toàn năng, thể dục dụng cụ)

    - Phan Thị Hà Thanh (HCV, nữ toàn năng, thể dục dụng cụ)

    - Hoàng Văn Cao (HCV, tán thủ nam 60 kg, wushu)

    - Nguyễn Văn Tài (HCV, tán thủ nam 65 kg, wushu)

  • Sau ngày thi đấu không thành công 8/6, Ánh Viên sẽ tham gia 3 nội dung 100 m ngửa, 200 m bướm và 200 m tự do trong ngày 9/6. Siêu kình ngư của Việt Nam quyết tâm hoàn thành mục tiêu 6 HCV ở SEA Games 28.

    Chờ Ánh Viên hoàn thành chỉ tiêu 6 huy chương vàng

    Sau ngày thi đấu không thành công 8/6, Ánh Viên sẽ tham gia 3 nội dung 100 m ngửa, 200 m bướm và 200 m tự do trong ngày 9/6. Siêu kình ngư của VN đã ở rất gần mục tiêu 6 HCV.

  • Môn bơi: Ánh Viên và Lê Thị Mỹ Thảo bước vào thi 200 m bướm nữ.
  • Ở lượt đầu tiên vòng loại 200 m bướm nữ, Mỹ Thảo về thứ hai.

  • Môn bơi: Ở lượt thi thứ hai nội dung 200 m bướm nữ, Ánh Viên về thứ ba với thành tích 2 phút 19 giây 34.
  • Môn bơi: Hoàng Quý Phước bước vào thi vòng loại 100 m bướm nam.
  • Canoeing: Ở nội dung chung kết K4-200 m, Nguyễn Tường, Trương Văn Hoài, Trần Văn Vũ, Lê Văn Dũng chỉ về thứ 5. Sáng nay, ĐT canoeing Việt Nam còn tham dự 6 nội dung chung kết khác.


  • Môn bơi: Ở lượt đầu tiên nội dung vòng loại 100 m bướm nam, Quý Phước về thứ 2 với thành tích 55 giây 47.
  • Môn bơi: Phan Gia Mẫn bước vào thi nội dung 100 m bướm nam ở lượt đi vòng loại thứ hai.
  • Thành tích của Ánh Viên ở vòng loại nội dung 200 m bướm nữ.

  • Canoeing: Tuyển canoeing Việt Nam vẫn chưa thể có tấm HCV đầu tiên. Tính đến thời điểm hiện tại, ĐT mới giành 2 HCĐ.

  • Môn bơi: Gia Mẫn xếp thứ 5 ở lượt đi thứ hai vòng loại nội dung 100 m bướm nam với thành tích 58 giây 24 và không thể giành quyền vào thi chung kết.
  • Thành tích của Quý Phước ở vòng loại nội dung 100 m bướm nam.

  • Canoeing: Trần Xuân Đạt về thứ 5 nội dung C1-200 m nam.

  • Môn bơi: Nguyễn Thị Diệu Linh bước vào thi 200 m tự do nữ.
  • Ánh Viên cũng tham dự vòng loại nội dung 200 m tự do nữ. Ảnh: Hoàng Hà.

  • Canoeing: Đỗ Thị Thanh Thảo giành HCĐ K1-200 m nữ.

  • Môn bơi: Ở lượt đầu vòng loại, 200 m tự do nữ, Diệu Linh kết thúc ở vị trí thứ 4 với thời gian 2 phút 08 giây 88.
  • Ánh Viên và Quý Phước đều lọt vào chung kết. Ảnh: Anh Tuấn.


     


  • Môn bơi: Ánh Viên vượt qua vòng loại 200 m tự do nữ với thời gian 2 phút 08 giây 52.
  • Môn bơi: Ánh Viên và Diệu Linh đều giành quyền vào chung kết nội dung 200 m tự do nữ.
  • Thành tích của Ánh Viên ở nội dung 200 m tự do nữ.

  • Phần thi 200 m tự do của Ánh Viên.

     

  • Ánh Viên xếp thứ hai ở nội dung vòng loại 200 m tự do nữ trong lượt thi thứ hai. Ảnh: Anh Tuấn.

     

  • Môn Canoeing: Ở nội dung K1-200 m nữ, Thanh Thảo dẫn đầu ở 20 m cuối, nhưng các VĐV chủ nhà vượt lên. Thanh Thảo chỉ giành HCĐ. Ảnh: Tùng Lê.

  • Môn Canoeing: Ở nội dung C1-200 m nam, Trần Xuân Đạt chỉ xếp thứ 4.

  • Môn Canoeing: Ở nội dung C1 200M nữ, Trương Thị Phương giành HCV.
  • Thành tích của Trương Thị Phương.

  • VĐV Việt Nam lật thuyền sau khi về đích ở môn Canoeing. Ảnh: Tùng Lê.

  • Trương Thị Phương giành HCV ở nội dung C1-200m nữ với. Còn HCB thuộc về VĐV Thái Lan, Orasa Thiangkathok. Ảnh: Tùng Lê.

  • Trương Thị Phương khóc sau khi giành HCV ở môn Canoeing. Ảnh: Tùng Lê.

  • Đoàn thể thao Việt Nam có 27 HCV, nhiều hơn 2 HCV so với Đoàn thể thao Thái Lan tính đến 9h10 ngày 9/6.

  • Thuyền bị lật sau khi về đích, VĐV Trương Thị Phương phải nhờ sự trợ giúp của đội cứu hộ để vào bờ. Ảnh: Tùng Lê.

  • Khi được thuyền cứu hộ đưa vào bờ, Trương Thị Phương bị nôn. Ảnh: Tùng Lê.

  • Môn điền kinh: Ở nội dung vòng loại chạy 100 m nữ, Kim Phụng giành quyền vào chung kết khi về thứ 3.

  • Nguyễn Thị Oanh về ba vòng loại chạy 100 m nữ. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Thành tích thi vòng loại chạy 100 m nữ của Nguyễn  Thị Oanh và Kim Phụng.

  • Trương Thị Phương bị nôn khi vào bờ trên thuyền cứu hộ. Ảnh: Tùng Lê.

  • Môn điền kinh: Lê Trọng Hinh bước vào thi vòng loại 100 m nam.
  • Môn điền kinh: Ở lượt thứ hai, Lê Trọng Hinh thi đấu không thành công khi về thứ 4 với thời gian 10 giây 59.
  • Lê Trọng Hinh 100m nam buồn bã khi thi đấu không tốt tại vòng loại 100 m nam. Ảnh: Hoàng Hà.




     

  • Môn Canoeing: Ở nội dung K2-200m nữ, đội Việt Nam giành HCĐ với thành tích 42 giây 874. HCV thuộc về đội Thái Lan sau thời gian 40 giây 702.
  • Thành tích của đôi Canoeing Đỗ Thị Thanh Thảo và Vũ Thị Linh.

  • Môn Canoeing: Đôi Trương Văn Hoài - Lê Văn Dũng chỉ về thứ 4 ở nội dung K2 200M nam.

  • Môn Canoeing: Trương Thị phương hoàn toàn khoẻ mạnh sau khi được đội cứu hộ đưa vào bờ. Chủ nhân của HCV nội dung C1-200m nữ tiết lộ không biết bơi.
  • Môn Billards: Ở trận tứ kết billards pool 9 bi, Lê Quang Trung thất bại trước tay cơ người Philippines Carlo Biado, đương kim số 1 thế giới.


     

  • Điền kinh: Thành tích của Lê Trọng Hinh ở nội dung 100 m nam là 10 giây 59. Anh sẽ được vào tranh chung kết chiều nay.

  • Hoãn môn tennis: Do trời mưa, các trận đấu quần vợt tạm hoãn. Các tay vợt Việt Nam đang đánh vòng loại đơn nam gồm Hoàng Thiên, Trịnh Linh Giang (đơn nam), Đào Minh Trang (đơn nữ). Đây không phải lần đầu tiên các trận quần vợt tạm hoãn ở SEA Games 28 này.

  • Môn bi-da: Tuyển Việt Nam vào bán kết môn bi-da Anh đôi nam sau khi đánh bại Malaysia ở tứ kết với tỷ số 3-0.

  • Thành tích của Đoàn thể thao Việt Nam tính đến 12h ngày 9/6 với 27 HCV, 13 HCB và 32 HCĐ, tạm xếp sau Thái Lan khi kém 2 HCV.


  • Billiard: Nội dung chung kết carom 1 băng diễn ra tại nhà thi đấu OCBC Arena Hall vào 13h là cuộc đấu nội bộ giữa tay cơ kỳ cựu Mã Minh Cẩm (ảnh, đương kim HCV SEA Games carom 1 băng) và Trần Phi Hùng. Đoàn TTVN chắc chắn sẽ có thêm 1 tấm HCV, 1 HCB.

  • Ở tứ kết Snooker đôi nam, cặp Nguyễn Nhật Thanh - Phạm Thanh Thủy của Việt Nam đang bị đôi Moh Keen Hoo và Thor Chuan Leong của Malaysia dẫn 6-64. Ảnh: Hoàng Hà.



     

     

  • Phạm Thanh Thủy và người đánh cặp Nhật Thanh chơi không thuyết phục. Ảnh: Hoàng Hà.

  • Nguyễn Nhật Thanh ngắm trước đánh bi mục tiêu xuống lỗ. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Chung kết carom 1 băng diễn ra chiều nay là cuộc so tài giữa hai tay cơ Việt Nam, Trần Phi Hùng và Mã Minh Cẩm. Theo đó, trong chiều nay, Đoàn Việt Nam chắc chắn có thêm một HCV và một HCB. Ở nội dung này, Minh Cẩm được đánh giá cao hơn Phi Hùng.
  • Mã Minh Cẩm đang thể hiện đường cơ nôi dung carom 1 băng nam cá nhân. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Ở nội dung bi sắt đôi nam nữ diễn ra trong sáng nay, Ngô Thị Huyền Trân và Trần Thạch Lam thắng Myanmar 13-4, đánh bại chủ nhà Singapore 13-5. Ở trận đấu cuối vòng loại, 2 VĐV Việt Nam sẽ gặp cặp của Philippines.
  • Trần Phi Hùng gặp nhiều thách thức khi đói mặt với đương kim HCV SEA Games. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Phi Hùng rất tự tin dù gặp đối thủ vượt trội. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Mã Minh Cẩm lạnh lùng xem đồng đội biểu diễn. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Mã Minh Cẩm đang dẫn Trần Phi Hùng số điểm 90-85. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Ở chung kết đơn nam bowling, hai VĐV Lê Công Hùng và Nguyễn Thanh Pho lần lượt đứng vị trí 14 và 15. Phạm Bảo Kỳ xếp thứ 35, Nguyễn Trọng Hiếu đứng 39 và Lê Thanh Nga đứng vị trí cuối cùng (41).

  • Ở chung kết nhảy cầu đôi 3 m ván bật nam, cặp Vũ Anh Duy và Phùng Văn Nam xếp thứ 4 với 310,20 điểm. Đôi Ooi Tze Liang và Azman Ahmad Amsyar (Malaysia) giành HCV với 409,56 điểm.
  • Một pha đánh của Phi Hùng. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Phước Hưng và Thanh Tùng thi đấu không thành công tại nội dung thể dục tự do nam. Phước Hưng giành 14,500 điểm, Thanh Tùng giành 14,433 điểm xếp sau VĐV Philippines, Singapore. Phước Hưng giành HCĐ. Ảnh: Anh Tuấn.

     

  • Trần Phi Hùng gây bất ngờ khi vượt qua Mã Minh Cẩm nội dung carom 1 băng với số điểm 100-92, qua đó giành HCV. Minh Cẩm giành HCB. Ảnh: Hoàng Hà.

  • Phan Thị Hà Thanh mang về HCV cho Việt Nam nội dung nhảy chống đơn nữ. Đây là tấm HCV thứ 2 của Hà Thanh và là HCV thứ 4 của TDDC Việt Nam tại SEA Games lần này.
  • Hà Thanh trình diễn phần thi nhảy chống. Ảnh: Anh Tuấn.

     

  • Thành tích của Phạm Phước Hưng và Nguyễn Thanh Tùng ở thể dục tự do nam.


  • Lê Thanh Tùng giành HCĐ ở nội dung cầu tay quay. Ảnh: Anh Tuấn.




     

  • Phan Thị Hà Thanh xếp thứ nhất nội dung nhảy chống cá nhân nữ.

  • Phần thi của Phạm Phước Hưng mang về tấm HCĐ cho TDDC.

     

  • Thành tích của Lê Thanh Tùng nội dung cầu tay quay.


  • Kết quả tứ kết snooker đôi nam, Nguyễn Nhật Thanh - Phạm Thanh Thủy thua đôi Moh Keen Hoo và Thor Chuan Leong (Malaysia) với tỷ số 0-3.

     

  • VĐV Đặng Nam giành HCV nội dung vòng treo (TDDC) với 15,300 điểm. Trong khi Phạm Phước Hưng giành HCB nội dung này.

  • Đặng Nam hoàn thành xuất sắc nội dung thi vòng treo. Ảnh: Anh Tuấn.

     

  • Phạm Phước Hưng về nhì nội dung vòng treo với thành tích 14,033 điểm. Ảnh: Anh Tuấn.

     

  • Màn trình diễn của Pha Thị Hà Thanh nội dung nhảy chống.

     

  • Phan Thị Hà Thanh thi đấu không thành công nội dung xà lệch. Cô đứng thứ 6 với 11,133 điểm. Trong khi Đỗ Thị Thu Huyền đứng thứ 8 với 9,666 điểm.

  • Ở trận chung kết SEA Games 27, Mã Minh Cẩm vượt lên dẫn đàn anh Đặng Đình Tiến trước khi thua ngược 85-100. Còn ở trận chung kết lần này, anh cũng vượt khá xa đồng đội Trần Phi Hùng và gần như cầm chắc HCV khi lên tới 90 điểm trước khi thua ngược 92-100.

    Nỗi buồn Mã Minh Cẩm

    Hai trận chung kết SEA Games nội dung carom 1 băng gần đây, cơ thủ Minh Cẩm đều chạm một tay vào chiến thắng nhưng thua ngược vào phút chót.

     

  • Ở vòng loại bi sắt đôi nam nữ, Ngô Thị Huyền Trân và Trần Thạch Lam đánh bại Philippines với tỷ số 13-3.
  • Ở nội dung điền kinh chạy 5.000 m, Nguyễn Văn Lai và Đỗ Quốc Lập chính thức bước vào phần thi. Nguyễn Văn Lai đang chạy thứ 2 và Quốc Lập chạy thứ 5.
  • Nguyễn Văn Lai (325) đang bám sát VĐV Prayogo Agus của Indonesia (20). Ảnh: Hoàng Hà.



     

  • Ở nội dung chạy 5.000 m, Nguyễn Văn Lai bứt tốc dũng mãnh ở vòng cuối để về nhất với thời gian 14 phút, 04 giây 82 để giành HCV. Theo đó, Nguyễn Văn Lai lập kỷ lục mới tại SEA Games. Kỷ lục cũ thuộc về Ramachandran (Singapore) năm 1993 với thời gian 14 phút 08 giây 97.

  • Đặng Nam giơ tay chào trong lễ kéo cờ Việt Nam trao HCV nội dung vòng treo TDDC. Ảnh: Anh Tuấn.

     

  • VĐV Đặng Nam hiện thuộc đoàn Quân đội giành HCV nội dung vòng treo ở SEA Games 28. Ảnh: Anh Tuấn.

     

  • Nguyễn Văn Lai về đích bỏ xa đối thủ. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Hà Thanh, Phước Hưng và Thanh Tùng trên bục nhận huy chương ở môn TDDC. Ảnh: Anh Tuấn.

  • Phan Thị Hà Thanh đoạt HCV nội dung nhảy chống cá nhân nữ. Ảnh: Anh Tuấn.

  • VĐV Nguyễn Văn Lai kiệt sức sau khi về đích. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Nguyễn Văn Lai dẫn đầu nội dung chạy 5.000 m nam.

     

  • Ở nội dung chạy 5.000 m nữ, Trương Thị Thúy Kiều và Phạm Thị Huệ thi đấu không thành công. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Thành tích nội dung chạy 5.000 m nữ.

     

  • Đặng Nam trên bục nhận huy chương vàng nội dung vòng treo.

  • Ở nội dung nhảy ba bước nam, Nguyễn Văn Hùng giành HCĐ với thành tích 15,92 m.

     

  • Nguyễn Văn Lai trên bục nhận HCV. Anh phá kỷ lục 22 năm tại SEA Games. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Lê Trọng Hinh dự nội dung chạy 100 m. Anh xuất phát ở đường chạy số 2. Tuy nhiên, Trọng Hinh thi đấu không thành công.

  •  

    Lê Trọng Hinh cán đích vị trí thứ 7. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Thành tích chạy 100 m nam.

     

  • VĐV nhập tịch Cray Eric Shauwn mang về tấm HCV cho Philippines. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Nguyễn Thị Oanh và Lưu Kim Phụng dự nội dung chạy 100 m nữ nhưng không thành công. 

  • Bảng tổng sắp huy chương SEA Games 28 tính đến 17h20 ngày 9/6.

     

  • Nguyễn Văn Lai phá kỷ lục 22 năm tại SEA Games.

  • Thành tích chạy 100 m nữ.

     

  • Lưu Kim Phụng và Nguyễn Thị Oanh thất vọng sau khi kết thúc phần chạy 100 m nữ.

     

  • VĐV Pereira Veronica Shanti của Philippines giành HCV. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Ở chung kết nội dung 10 m cầu cứng nữ, Nguyễn Phương Anh và Nguyễn Vũ Thảo Quỳnh thi đấu không thành công.

     

  • Ở bán kết nội dung bi sắt đôi nam nữ, Ngô Thị Huyền Trân và Trần Thạch Lam đánh bại Lào với kết quả 13-10. Cặp Việt Nam sẽ gặp Thái Lan ở chung kết lúc 18h.

  • Nguyễn Văn Hùng nhận HCĐ nội dung nhảy 3 bước nam. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Ở bán kết billiards đôi nam, cặp Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Trung Kiên để thua Htay Aung - Tun Min Si Thu (Myanmar) với tỷ số 1-3.

     

  • Ở vòng 2 tennis đơn nữ, Đào Minh Trang đánh bại Aung Thandar với tỷ số 2-0.

     

  • Thành tích của Phùng Lê Huyên và Nguyễn Duy Hoàng tại vòng loại 50 m súng trường nam cá nhân.

     

  • Tạ Ngọc Long, Nguyễn Duy Hoàng và Phùng Lê Huyền về vị trí thứ 5 tại vòng loại 50 m súng trường nam đồng đội.

     

  • Môn bơi: Nguyễn Thị Ánh Viên bước vào thi 200 m bướm nữ.
  • Sau 100 m đầu tiên, Ánh Viên dẫn đầu khi hơn đối thủ bám đuổi 1 giây 40.
  • Môn bơi: Nguyễn Thị Ánh Viên giành HCV ở nội dung 200 m bướm nữ với thời gian 2 phút 11 giây 12.
  • Môn bơi: Hoàng Quý Phước bước vào thi 100 m bướm nam.
  • Nguyễn Thị Ánh Viên lập kỷ lục SEA Games ở nội dung 200 m bước nữ. Ảnh: Anh Tuấn.

  • Môn bơi: Hoàng Quý Phước không lọt vào nhóm giành huy chương ở nội dung 100 m bướm nam.
  • Nguyễn Thị Ánh Viên giành HCV thứ năm sau khi thắng ở nội dung 200 m bướm nữ. Ảnh: Hoàng Hà - Anh Tuấn.

     

  • Nguyễn Thị Ánh Viên phá kỷ lục nội dung 200 m bướm nữ với thời gian ít hơn kỷ lục cũ 2 giây 37. Ảnh: Hoàng Hà.


     

     

  • Nguyễn Thị Ánh Viên đem về HCV cho Đoàn thể thao Việt Nam ở nội dung 200 m bướm nữ. Ảnh: Hoàng Hà.

  • Quý Phước thi đấu không thành công ở nội dung 100 m bướm nam khi đứng thứ tư. Ảnh: Hoàng Hà.

  • Nguyễn Thị Ánh Viên vui mừng khi nhận HCV thứ năm tại SEA Games 28. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Ông Nguyễn Văn Tới – ông nội của Ánh Viên nhớ lại khi mới dạy cô tập bơi: "Khi tháng 9 về, nước từ con rạch này dâng cao, qua cả mặt đường. Tôi sợ cháu đuối nước nên mới dạy bơi, vừa bỏ xuống nước nó đã la oai oái vì sợ, nhưng chỉ 3 ngày sau cháu đã tự bơi được".

  • Bố của Ánh Viên – ông Nguyễn Văn Tác bất ngờ trước năng khiếu bơi của con. Ông cho biết: “Lúc mới sinh ra cháu bụ bẫm, bà con hàng xóm cứ tưởng cháu không cao. Nhưng sau này, Ánh Viên gầy còm, da đen nhẻm, đặc biệt xuống nước là bơi rất nhanh”.

  • Ông Nguyễn Văn Tác cùng gia đình chỉ biết cầu mong cho Ánh Viên thi đấu tốt nhất ở SEA Games 28. “Trước khi lên đường, cháu nói sẽ thi đấu hết sức để làm chúng tôi vui". Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Bố của Ánh Viên chia sẻ khi cô liên tiếp lập kỷ lục ở SEA Games 28: "Chứng kiến Ánh Viên đoạt HCV rồi lập kỷ lục, chúng tôi mừng nhưng cũng thương cháu lắm bởi thấy bơi nhiều quá. Tôi biết giải này cháu đặt quyết tâm rất cao để chuẩn bị giải thế giới, chỉ mong cháu cải thiện được thành tích".

  • Môn bơi: Trần Duy Khôi bước vào thi chung kết 400 m hỗn hợp nam.
  • Sau 100 m đầu tiên, Trần Duy Khôi có thành tích tốt thứ hai.
  • Sau 300 m, Duy Khôi tiếp tục có thành tích tốt thứ hai khi nhiều hơn người dẫn đầu là 1 giây 26.
  • Môn bơi: Trần Duy Khôi giành HCĐ ở nội dung 400 m hỗn hợp nam với thời gian 4 phút 26 giây 29. HCV thuộc về vận động viên của nước chủ nhà Singapore.
  • Thành tích của các VĐV ở chung kết nội dung 400 m hỗn hợp nam.

  • Trần Duy Khôi thi đấquyết tâm. Anh bám sát vận động viên của nước chủ nhà sau 300 m đầu tiên. Tuy nhiên, Duy Khôi lại thi đấu không tốt ở 100 m cuối. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Trần Duy Khôi bị đối thủ người Singapore, Pang Sheng Jun vượt lên ở 100 m cuối. Ảnh: Anh Tuấn.

  • Nguyễn Thị Ánh Viên lập kỷ lục ở nội dung 200 m bướm nữ.

     

  • Môn bơi: VĐV Tao Li của Singapore giành HCV ở nội dung 100 m ngửa nữ. Ảnh: Hoàng Hà.

  • Trần Duy Khôi nhận HCĐ ở nội dung 400 m hỗn hợp nam. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Môn bơi: Nguyễn Thị Ánh Viên bước vào thi chung kết 200 m tự do nữ.
  • Sau 100 m đầu tiên, Ánh Viên dẫn đầu khi hơn đối thủ bám đuổi 0,56 giây.
  • Môn bơi: Nguyễn Thị Ánh Viên giành HCV nội dung 200 m tự do nữ với thời gian 1 phút 59 giây 27. Đây là kỷ lục của SEA Games.
  • Thành tích của các VĐV ở nội dung 200 m tự do nữ. Ánh Viên xuất sắc giành HCV.

  • Nguyễn Thị Ánh Viên thể hiện sự vượt trội so với các đối thủ ở chung kết nội dung 200 m tự do nữ. Ảnh: Hoàng Hà.

  • Thành tích của Đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 28 với 33 HCV, 15 HCB, 37 HCĐ tính đến 19h45.

  • Lẽ ra, kình ngư số một Việt Nam mang cái tên khác chứ không phải Ánh Viên như bây giờ. Ông bà nội của cô muốn đặt tên cho cháu gái là Duyên (trong chữ duyên phận) nhưng khi làm thủ tục sau khi sinh, bà “mụ” nghe không rõ mới khai thành Ánh Viên.

    10 điều ít biết về kình ngư vàng Ánh Viên

    Nếu không có sai sót lúc mới sinh, kình ngư nữ số một Việt Nam đã mang tên Ánh Duyên chứ không phải Ánh Viên như bây giờ.

     

  • Nguyễn Thị Ánh Viên xuất sắc ở cự ly 200 m tự do nữ với kỷ lục SEA Games.

  • Môn bi sắt: Đôi VĐV Ngô Thị Huyền Trân và Trần Thạch Lam giành HCB sau khi để thua Thái Lan 4-13 trong trận chung kết. 

Zing.vn

Bạn có thể quan tâm