Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

SEA Games 8/6: VN giành thêm 5 HCV, vững vàng Top 3

Đoàn thể thao Việt Nam giành 5 HCV ngày 8/6, qua đó nâng tổng số HCV tại SEA Games 28 lên 26. Thành tích này giúp Việt Nam đứng thứ 2 sau chủ nhà Singapore (41 HCV).

Các VĐV giành HCV của Đoàn thể thao Việt Nam ngày 8/6

- Trần Xuân Hiệp (HCV, đao thuật nam, wushu)

- Đinh Phương Thành (HCV, nam toàn năng, thể dục dụng cụ)

- Phan Thị Hà Thanh (HCV, nữ toàn năng, thể dục dụng cụ)

- Hoàng Văn Cao (HCV, tán thủ nam 60 kg, wushu)

- Nguyễn Văn Tài (HCV, tán thủ nam 65 kg, wushu)

  • Thành tích của kình ngư Ánh Viên khiến đối thủ kinh ngạc. VĐV của nước chủ nhà Singapore chia sẻ khi Ánh Viên liên tiếp lập kỷ lục: "Chúa ơi, sao có người giỏi như vậy? Ánh Viên gần như thi đấu tốt ở tất cả nội dung. Đây là điều tôi rất hiếm gặp".

    VĐV Singapore: 'Chúa ơi, sao lại có người giỏi như Ánh Viên'

    VĐV giành HCĐ nội dung 200 m hỗn hợp Samantha Yeo của chủ nhà Singapore tâm phục, khẩu phục thành tích vượt tầm khu vực của nữ kình ngư Việt Nam.

     

  • Thành tích của Đoàn thể thao Việt Nam (21 HCV, 8 HCB, 20 HCĐ) tính đến trước ngày thi đấu 8/6.

  • Ngày 8/6, Ánh Viên sẽ tham gia tranh tài ở 2 nội dung 50 m ngửa và 100 m tự do. Cô được kỳ vọng sẽ tiếp tục mang về những tấm huy chương vàng cho đoàn Thể thao Việt Nam.

    Ánh Viên tiếp tục mang hy vọng vàng cho TTVN ngày 8/6

    Siêu kình ngư của Việt Nam sẽ tham gia tranh tài ở 2 nội dung 50 m ngửa và 100 m tự do. Ánh Viên được kỳ vọng sẽ tiếp tục mang về những tấm huy chương vàng cho đoàn TTVN.

  • Các VĐV môn bơi, bắn súng, Judo thi đấu thành công để giúp Đoàn thể thao Việt Nam củng cố vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng tổng huy chương ở SEA Games 28.

     

  • Các VĐV đã mang về HCV cho Đoàn thể thao Việt Nam trong ngày thi đấu 7/6.

  • Môn bơi: Nguyễn Thị Ánh Viên bước vào thi vòng loại 50 m ngửa nữ.
  • Môn bơi: Ở lượt thứ thứ 2, Nguyễn Thị Ánh Viên kết thúc ở vị trí thứ 3 nội dung vòng loại 50 m ngửa nữ với thành tích 29 giây 92.
  • Môn bơi: Hoàng Quý Phước bước vào thi vòng loại 50 m tự do nam.
  • VĐV Ánh Viên thi vòng loại 50 m ngửa nữ.

     

  • Thành tích của các VĐV ở lượt thi thứ hai vòng loại 50 m ngửa nữ.

  • Môn bơi: Hoàng Quý Phước không có mặt trong top 3 VĐV có thành tích tốt nhất ở lượt thi thứ hai nội dung 50 m tự do nam. Anh có thời gian 24 giây 03.
  • Môn bơi:  Ánh Viên về thứ 2 ở nội dung 100 m bơi tự do nữ với thời gian 57 giây 17.

     

  • Thành tích của các VĐV ở nội dung 100 m tự do nữ trong lượt thi đầu tiên.

  • Quý Phước vào chung kết 50 m tự do nam với thời gian 24 giây 03.

     

  • Môn bơi: VĐV Nguyễn Thị Diệu không thể góp mặt vào vòng chung kết 100 m tự do nữ khi có thành tích 59 giây 28 ở vòng loại

  • Hoàng Quý Phước chỉ xếp thứ 8 trong nhóm VĐV vào chung kết ở nội dung 50 m tự do nam với thành tích 24 giây 03.

  • Môn bơi: Phan Gia Mẫn bước vào thi vòng loại nội dung 200 m bướm nam.
  • Môn bơi: Phan Gia Mẫn không có mặt trong top 3 ở nội dung 200 m bướm nam với thời gian 2 phút 08 giây 43

  • Nguyễn Thị Ánh Viên dễ dàng vào chung kết 50 m ngửa nữ. Ảnh: Hoàng  Hà.

     

  • Môn bơi: Ánh viên sẽ thi chung kết 50 m ngửa nữ lúc 18h. Trong khi đó, Quý Phước thi 50 m tự do nam lúc 18h04. Còn nội dung chung kết 100 m tự do nữ diễn ra lúc 18h38.
  • Môn bi sắt giành HCĐ:  VĐV Ngô Ron đoạt HCĐ sau khi thất bại trước đối thủ người Campuchia với tỷ số 6-13 ở trận bán kết môn bi sắt.

  • Hai VĐV Ánh Viên và Quý Phước hoàn thành tốt ở vòng loại trong buổi sáng ngày 8/6.

     

  • Môn bơi: Thi đấu không thực sự tốt ở vòng loại với thành tích 2 phút 8 giây 43, nhưng Phan Gia Mẫn vẫn vào chung kết cự ly 200 m bướm nam diễn ra lúc 19h29.
  • Môn Canoeing: VĐV Vũ Thị Linh bước vào thi chung kết nội dung K1 500 m nữ.
  • Môn bóng đá: Trong trận đấu ở lượt thứ 4 bảng B môn bóng đá nam, U23 Việt Nam dễ dàng thắng U23 Đông Timor. Đây chưa phải là đối thủ xứng tầm để đánh giá sức mạnh của đội tuyển do HLV Miura dẫn dắt.

    Dấu ấn Ngọc Hải và cuộc tập trận thủ tục của U23 Việt Nam

    U23 Việt Nam đã có trận đấu nhàn nhã trước U23 Đông Timor. Nhưng nếu để đánh giá chất lượng thực sự về đội quân của HLV Miura, thì đây chưa phải đối thủ có thể định lượng…

     

  • Môn bóng đá: Sau chiến thắng 4-0 của U23 Việt Nam trước U23 Đông Timor, cựu trung vệ ĐTVN - Nguyễn Mạnh Dũng cho rằng: "So với trận gặp U23 Lào, chúng ta đá tiến bộ hơn. Nhưng chiến thắng trước U23 Đông Timor không phải điều gì đó ghê gớm. Vì bóng đá Việt Nam luôn được đánh giá cao hơn họ và cũng thường thắng đậm đối thủ này”.

    ‘U23 Việt Nam không mạnh hơn U23 Thái Lan dù nhất bảng’

    Cựu trung vệ ĐTVN - Nguyễn Mạnh Dũng cho rằng, chiến thắng 4-0 trước U23 Đông Timor và giành lại ngôi đầu bảng không nói lên việc U23 Việt Nam có lợi thế trước U23 Thái Lan.

  • Canoeing: Vũ Thị Linh đoạt HCĐ ở nội dung K1 500 m nữ. VĐV nước chủ nhà giành HCV ở nội dung này.


     

  • Sáng nay, đội tuyển canoeing Việt Nam còn tham dự 2 nội dung chung kết khác là K4 500 m nữ và K2 500 m nữ.
  • Thể dục dụng cụ: VĐV Đinh Phương Thành, Phạm Phước Hưng bước vào tranh tài nội dung chung kết đơn nam toàn năng.

     

  • Canoeing: Thêm 1 HCĐ cho Đoàn TTVN. Các VĐV Nguyễn Thị Hải Yến, Đỗ Thị Thanh Thảo, Ma Thị Tuyết, Dương Thị Bích Loan về thứ 3 nội dung chung kết K4 500 m nữ.

  • Bảng tổng sắp SEA Games 28 tính đến 10h30 ngày 8/6. Đoàn Thái Lan đã soán ngôi thứ hai của Việt Nam nhờ hơn số HCB.

  • Billiards: Phạm Hoài Nam thua 0-3 trước tay cơ 52 tuổi người Thái Lan Praprut Chaithanasakun ở tứ kết đơn nam.

  • Phạm Phước Hưng (áo xanh) và Đinh Phương Thành (áo đỏ) đang hoàn thành các bài thi ở nội dung chung kết đơn nam toàn năng. Phần thi còn kéo dài đến 12h30. Ảnh: Hoàng Hà


     


  • Bài thi ngựa tay quay trong phần thi toàn năng của Phước Hưng (áo xanh) và Phương Thành (áo đỏ). Ảnh: Hoàng Hà.

  • Môn Canoeing: Ở nội dung K2 500M nữ, hai VĐV Đỗ Thị Thảo và Vũ Thị Linh không lọt vào nhóm giành huy chương.

  • Cặp Thanh Thảo - Vũ Linh về thứ năm ở nội dung Canoeing K2-500m nữ. Ảnh: Tùng Lê.

     

  • Môn Canoeing: Các VĐV Việt Nam thi đấu không thành công ở 3 nội dung chung kết diễn ra trong buổi sáng 8/6. Tuyển Canoeing giành 2 HCĐ.
  • Hai VĐV Phước Hưng và Phương Thành tiếp tục thi đấu chung kết nội dung nam toàn năng ở bài thi vòng treo. Ảnh: Hoàng Hà.



  • Môn Billiards:  VĐV Nguyễn Thanh Bình thua 2-3 trước đối thủ người Myanmar ở nội dung Billiards đơn nam.

  • VĐV Phước Hưng thực hiện nội dung thi nhảy chống ở chung kết toàn năng nam. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • VĐV Phạm Phước Hưng thực hiện bài thi xà kép ở chung kết nội dung đơn nam toàn năng. Ảnh: Hoàng Hà.

  • VĐV Đinh Phương Thành thực hiện bài thi xà kép ở chung kết nội dung toàn năng nam. Ảnh: Hoàng Hà.

  • Môn TDDC đoạt HCV: Đinh Phương Thành đoạt HCV với 86,150 điểm. Trong khi đó, Phạm Phước Hưng đoạt HCB với 85,250 điểm.
  • VĐV Đinh Phương Thành giành HCV nội dung đơn nam môn TDDC.


  • Đinh Phương Thành giành HCV giúp Đoàn thể thao Việt Nam đòi lại vị trí trên bảng xếp hạng huy chương.

  • Đoàn thể thao Việt Nam có HCV thứ 22 và đòi lại vị trí thứ hai từ Thái Lan trên bảng xếp hạng. Tuyển thể dục dụng cụ mang HCV đầu tiên về cho Đoàn thể thao Việt Nam trong ngày 8/6.
  • Hai VĐV Đinh Phương Thành giành HCV và Phạm Phước Hưng đoạt HCB nội dung nam toàn năng môn TDDC. Ảnh: Hoàng Hà.

  • Tuyển TDDC giành HCV đầu tiên cho Đoàn thể thao Việt Nam trong ngày thi đấu 8/6. Ảnh: Hoàng Hà.

  • HLV Trương Minh Sang lạc quan về thành tích thi đấu của các vận động viên TDDC tại SEA Games 28. Theo ông, TDDC Việt Nam sẽ vươn lên dẫn đầu khu vực trong tương lai.

  • Đinh Phương Thành đem về tấm HCV đầu tiên cho đoàn TDDC Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hà.


  • Phước Hưng cũng có ngày thi đấu thành công ở nội dung toàn năng nam. Ảnh: Hoàng Hà.

  • Đinh Phương Thành và Phạm Phước Hưng mang niềm tự hào về cho thể thao Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hà.

  • Ở nội dung bóng bàn đồng đội nữ, tay vợt Phan Hoàng Tường Giang của Việt Nam đang bị đối thủ Paranang Orawan (Thái Lan) dẫn 2-1. Ảnh: Tùng Lê.


     

  • Hình ảnh Phương Thành trên bục nhận huy chương.

     

  • Ở bán kết boxing nữ hạng cân 45-48 kg, VĐV Lê Thị Ngọc Anh (Việt Nam) thua đối thủ Raksat (Thái Lan) với tỷ số 0-3.

     

  • Mai Hoàng Mỹ Trang thi đấu set cuối nội dung bóng bàn đồng đội nữ. Ảnh: Tùng Lê.

     

  • Ở bán kết bóng bàn đồng đội nam, Trần Tuấn Quỳnh - Đinh Quang Linh và Nguyễn Anh Tú sẽ so tài cùng các đối thủ Malaysia lúc 14h40.

  • HLV chỉ đạo Mỹ Trang đánh set cuối trận bán kết bóng bàn đồng đội nữ. Hiện Việt Nam đang bị Thái Lan dẫn 1-2. Ảnh: Tùng Lê.

  • Ở nội dung nhảy cầu 3 m đồng đội nữ, VĐV Hoàng Lê Thanh Thúy và Ngô Phương Mai mang về cho đoàn thể thao Việt Nam tấm HCĐ. Hai cô giành được 227,94 điểm.

     

  • Ở phần thi thái cực kiếm nữ (wushu), VĐV Trần Thị Minh Huyền xếp thứ 4 với 9,62 điểm.

  • Màn trình diễn của Minh Huyền ở nội dung thái cực kiếm nữ.

     

  • Ở nội dung bán kết bóng bàn đồng đội nữ, Nguyễn Thị Nga, Mai Hoàng Mỹ Trang, Phan Hoàng Tường Giang để thua Thái Lan với tỷ số 1-3.

  • HLV bóng bàn nữ Nguyễn Nam Hải chia sẻ sau khi thua Thái Lan: "Tôi hài lòng về tinh thần thi đấu máu lửa của các VĐV. Dù thua ở bán kết, các học trò đều thi đấu tốt. Mai Hoàng Mỹ Trang sinh năm 1988 và cô vẫn là nòng cốt của bóng bàn nữ tại SEA Games 29. Trước cuộc đối đầu với vận động viên nhập tịch của Thái Lan, chúng tôi từng đánh bại cầu thủ nhập tịch của Singapore. Chúng tôi sẽ rèn luyện và tập huấn để dùng VĐV nội chiến đấu".

  • Tính đến 14h20 ngày 8/6, đoàn TTVN đứng thứ 3, sau chủ nhà Singapore và Thái Lan.

  • Trần Thị Minh Huyền thi đấu tốt, làm hoàn hảo các động tác khó. Tuy vậy, VĐV Việt Nam chỉ giành 9,62 điểm, đứng thứ 4 chung kết thái cực kiếm nữ (wushu). Ảnh: Anh Tuấn.

     

  • Ở bán kết bóng bàn đồng đội nam, Việt Nam gặp Malaysia. Trần Tuấn Quỳnh là người đánh đầu tiên. Ảnh: Tùng Lê.

  • VĐV Nguyễn Thanh Tùng trình diễn bài thi thái cực quyền tự chọn nam (wushu). Ảnh: Anh Tuấn.

     

  • Trận bán kết quyền anh nữ hạng 54 kg, VĐV Lê Thị Bằng dễ dàng đánh bại Oo Nwe Ni (Myanmar) với tỷ số 3-0. Ở chung kết, Lê Thị Băng sẽ gặp đối thủ Petecio (Philippines) ngày 10/6.


     

  • Ở nội dung thái cực quyền tự chọn nam, Nguyễn Thanh Tùng về thứ 4 với 9,68 điểm. HCV thuộc về VĐV Lee Tze Yuan của nước chủ nhà Singapore (9,71 điểm).

  • Ở bán kết boxing nữ hạng cân 48-51 kg, Nguyễn Thị Yến hạ knock-out tay đấm Ang Fen Ni (Singapore) để giành quyền vào chung kết. Ở trận tranh HCV, Nguyễn Thị Yến sẽ tranh tài cùng Magno Irish của Philippines ngày 10/6.

  • Các CĐV mặc niệm nạn nhân động đất ở Sabah, Malaysia trước khi các phần thi thể dục dụng cụ diễn ra. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Phan Thị Hà Thanh tham dự phần thi chung kết đơn nữ toàn năng (TDDC). Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Ở vòng loại nội dung judo hạng cân 78 kg, VĐV Trần Thúy Duy giành chiến thắng ippon trước Phommavihane (Lào).

  • Ở bán kết nội dung carom đơn nam (Billiards & Snooker), VĐV Mã Minh Cẩm đánh bại đối thủ Reyes Efren (Philippines) với số điểm 100-84.

  • Đỗ Thị Vân Anh chuẩn bị cho nội dung thi đơn nữ toàn năng (TDDC). Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Trần Xuân Hiệp giành 9,72 điểm nội dung đao thuật nam (wushu). Với số điểm này, VĐV của Việt Nam có thể tranh HCV. Ảnh: Anh Tuấn.

     

  • Trần Xuân Hiệp giành HCV nội dung đao thuật nam. Đây là tấm HCV thứ 2 của wushu sau tấm HCV của Dương Thúy Vi nội dung kiếm thuật. Ảnh: Anh Tuấn.

     

  • Thành tích của Trần Xuân Hiệp nội dung đao thuật nam.

  • Nguyễn Mạnh Quyền giành HCĐ với 9,70 điểm nội dung đao thuật nam. Ảnh: Anh Tuấn.

     

  • Đỗ Thị Vân Anh thể hiện bài thi đơn nữ toàn năng. Ảnh: Hoàng Hà.

  • Nguyễn Mạnh Quyền thể hiện bài thi đao thuật nam. Ảnh: Anh Tuấn.

     

  • Màn trình diễn xuất sắc của Trần Xuân Hiệp giúp anh giành HCV.

     

  • Bảng tổng sắp huy chương SEA Games 28 tính đến 16h ngày 8/6. Đoàn Việt Nam đã đòi lại vị trí thứ 2 từ tay Thái Lan.

  • Ở bán kết boxing hạng cân 46-49 kg, Huỳnh Ngọc Tân thua 0-3 trước tay đấm Langu Kornelis của Indonesia.

  • Vân Anh bị ngã khi trình bày bài thi đơn nữ toàn năng. Ảnh: Hoàng Hà.

  • Ở bán kết bóng bàn đồng đội nam, 3 VĐV Trần Tuấn Quỳnh, Đinh Quang Linh và Nguyễn Anh Tú giúp Việt Nam giành chiến thắng trước Malaysia với tỷ số 3-1. Ở chung kết, Việt Nam sẽ gặp chủ nhà Singapore lúc 19h40 ngày 8/6. Ảnh: Tùng Lê.

  • Thành tích thi đấu cụ thể của Tuấn Quỳnh, Quang Linh và Anh Tú ở bán kết bóng bàn đồng đội nam.

  • Ở chung kết thái cực quyền quy định nam (wushu), Phạm Ngọc Kiên giành vị trí thứ 4 với 9,44 điểm. VĐV Loh Jack Chang của Malaysia giành HCV với 9,71 điểm.

  • Phan Thị Hà Thanh thể hiện bài thi nhảy cầu thăng bằng. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Ở chung kết nhảy cầu 10 m nam, VĐV Nguyễn Tùng Dương giành vị trí thứ 6 với 258,30 điểm.

     

  • Ở vòng loại Billiards & Snooker 9 bi nam cá nhân, Đỗ Hoàng Quân thắng cơ thủ Lim Wei Kok của Brunei với tỷ số 9-3.

  • Phan Thị Hà Thanh trình bày nội dung thể dục tự do. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Phan Thị Hà Thanh giành HCV nội dung nữ toàn năng với 53,650 điểm. HCB thuộc về VĐV nhập tịch của Malaysia, Abdul Hadi (51,850) và Nathan Nadine (Singapore) giành HCĐ với 51,000 điểm.

  • Thành tích của Phan Thị Hà Thanh và Đỗ Thị Vân Anh ở nội dung toàn năng nữ.

  • Niềm vui của Phan Thị Hà Thanh khi mang HCV cho TTVN. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Phan Thị Hà Thanh hoàn thành xuất sắc nội dung nữ toàn năng (TDDC).

     

  • Trần Xuân Hiệp (HCV) và Nguyễn Mạnh Quyền (HCĐ) trên bục trận giải. Ảnh: Anh Tuấn.

     

  • Ở nội dung vòng loại bi sắt đôi phối hợp vòng 1, Ngô Thị Huyền Trân và Trần Thạch Lam (Việt Nam) để thua Thái Lan với tỷ số 10-11. Ở trận gặp Malaysia vòng 2, Huyền Trân - Thạch Lam thắng Malaysia 13-8.
  • Billiard carom 1 băng: Trần Phi Hùng thắng tay cơ Philippines Dela Cruz Francisco 100-87  để vào chung kết. Như vậy, TTVN chắc chắn có thêm HCV vì ở chung kết diễn ra chiều 9/6, Trần Phi Hùng sẽ gặp Mã Minh Cẩm.

    Trước khi lên đường dự giải, HLV Nguyễn Việt Hòa cho biết mục tiêu của đội tuyển billiard Việt Nam là bảo vệ thành công tấm HCV carom 1 băng.

  • Tại SEA Games 28, đội tuyển billiard Việt Nam mới giành 2 HCB do công của tay cơ Nguyễn Thanh Bình. Ảnh: Quang Thắng



  • Môn bơi: Nguyễn Thị Ánh Viên giành HCĐ ở nội dung 50 m ngửa nữ. Ảnh: Hoàng Hà.


  • Môn bơi: Quý Phước thất bại ở nội dung 50 m tự do nam khi về cuối. Ảnh: Hoàng Hà.

  • Kết quả thi của Ánh Viên ở nội dung 50 m ngửa nữ với thời gian 29 giây 40.

  • Ông bà nội của Ánh Viên xem cô thi đấu tại nhà ở ấp Ba Cao, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, Cần Thơ. Ảnh: Nguyễn Đăng.


     

  • Bố và em trai của Ánh Viên xem cô thi đấu ở Trung tâm TDTT Quốc phòng 4 - nơi Ánh Viên đang đầu quân. Ảnh: Nguyễn Đăng.

  • Thành tích của Quý Phước ở nội dung 50 m tự do nam với thành tích 23 giây 71.

  • Ánh Viên về thứ ba ở nội dung 50 m ngửa nữ sau hai VĐV của chủ nhà Singapore.

     

  • Ánh Viên buồn bã trên bục nhận HCĐ. Ảnh: Hoàng Hà.

     

     

     

  • Trong khi Ánh Viên chỉ giành HCĐ, vận động viên của nước chủ nhà Singapore lập kỷ lục ở nội dung 50 m ngửa nữ. Ảnh: Hoàng Hà.

  • Quý Phước thi không tốt ở nội dung 50 m tự do nam.

     

  • Ở nội dung chung kết 100 m bơi tự do nữ, Nguyễn Thị Ánh Viên bơi ở làn bơi số 5. Nguyễn Thị Diệu Linh ở làn bơi số 8.

  • Nguyễn Thị Ánh Viên về vị trí thứ 2 và giành HCB ở nội dung 100 m tự do với thành tích 56 giây 05. VĐV Quah Ting Wen giành HCV với thời gian 55 giây 93 và phá kỷ lục của chính cô tạo ra tại SEA Games 27 (56 giây 06).

  • Ở 50 m đầu tiên, Nguyễn Thị Ánh Viên đứng thứ 5 và bị Quah Ting Wen bỏ khá xa. Tuy nhiên, ở 50 m cuối, Ánh Viên bứt tốc dũng mãnh và cán đích vị trí thứ 2.

  • Ánh Viên bứt tốc rất nhanh ở 50 m cuối. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Ở nội dung 200 ngửa nam, Trần Duy Khôi giành HCB khi về đích thứ 2 với thành tích 2 phút 02 giây 44. VĐV Quah Zheng Wen của chủ nhà Singapore giành HCV với thành tích 2 phút 0 giây 55 - kỷ lục mới tại SEA Games. Kỷ lục cũ thuộc về Papa Raymond (Philippines) với 2 phút 0 giây 96.

  • Màn trình diễn của Duy Khôi nội dung 200 ngửa nam.

  • Kết quả cụ thể nội dung 200 m ngửa nam.

     

  • Trần Duy Khôi rất nỗ lực bám đuổi Quah Zheng Wen. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Ở nội dung vòng loại bi sắt đôi phối hợp vòng 3, Ngô Thị Huyền Trân và Trần Thạch Lam (Việt Nam) đánh bại Lào với tỷ số 13-11.

  • Ở bán kết boxing nam hạng cân 69-75 kg, Trương Đình Hoàng đánh bại đối thủ người Philippines, Lopez Wilfredo với tỷ số 3-0 để giành quyền vào chung kết. Đình Hoàng sẽ gặp Khankhokkhruea (Thái Lan) ở chung kết diễn ra ngày 10/6.

  • Võ Quang Bình (giữa) - HLV của Ánh Viên ở Trung tâm TDTT Quốc phòng 4 xem cùng người nhà của cô. Ảnh: Nguyễn Đăng.

     

  • Ở bán kết carom cá nhân nam Billiards & Snooker, Trần Phi Hùng giành chiến thắng trước Dela Cruz của Philippines với điểm số 100-87. Ở chung kết, Phi Hùng gặp đồng đội Mã Minh Cẩm ngày 9/6. Theo đó, nội dung carom cá nhân nam Việt Nam chắc chắn có tấm HCV.

     

  • Bán kết boxing hạng cân 56-60 kg: Nguyễn Văn Hải đánh bại Papendang Farrand với kết quả 2-1. Ở chung kết, Nguyễn Văn Hải sẽ so tài cùng Cantancio Junel của Philippines.

     

  • Duy Khôi hài lòng với tấm HCB nội dung 200 m ngửa nam. Ảnh: Hoàng Hà.


  • Ánh Viên không vui khi chỉ giành HCB nội dung 100 m hỗn hợp nữ. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Hoàng Van Cao giành HCV tán thủ nam (wushu) hạng cân 60 kg. VĐV Việt Nam đánh bại Solis Francisco (Philippines) với kết quả 2-0. Ảnh: Anh Tuấn.

     

  • Ở chung kết tán thủ nam (wushu) hạng cân 65 kg, Nguyễn Văn Tài đánh bại Tun Kyaw Lin (Myanmar) cũng với tỷ số 2-0 để giành HCV. Ảnh: Anh Tuấn.

     

  • Dương Thúy Vi dẫn đầu trường quyền nữ (wushu) và khả năng cô sẽ giành tấm HCV cho Đoàn thể thao Việt Nam. Ảnh: Anh Tuấn.


  • Phan Gia Mẫn thi đấu không thành công nội dung 200 m bướm nam. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Dương Thúy Vi giành HC bạc nội dung trường quyền nữ với 9,71 điểm. Hoàng Thị Phương Giang xếp thứ 8 ở nội dung này. Ảnh: Anh Tuấn.

     

  • Thành tích của các VĐV nội dung trường quyền nữ.

     

  • Thành tích của Phan Gia Mẫn nội dung 200 m bướm nam.

     

  • Trần Tuấn Quỳnh đánh trận đầu tiên chung kết bóng bàn đồng đội nam, gặp chủ nhà Singapore. Ảnh: Tùng Lê.

     

  • Set 1 - Trận 1: Tuấn Quỳnh rất tự tin khi so tài với Li Hu. Tay vợt của Việt Nam đang dẫn 1-0 sau set đầu tiên (11-7). Ảnh: Tùng Lê.

     

  • Set 2 - Trận 1: Tuấn Quỳnh tỏ ra vượt trội so với Li Hu. Anh đang dẫn tay vợt chủ nhà 11-4. Ảnh: Tùng Lê.

     

  • Set 3 - Trận 1: Tuấn Quỳnh dẫn điểm 3-1. Tuy nhiên, anh liên tục đánh bóng lỗi sau đó và để đối thủ dẫn lại 7-3. Trên đà hưng phấn, Li Hu liên tiếp ghi điểm và giành chiến thắng số điểm 11-6.

  • Tuấn Quỳnh chơi không tốt ở set 3. Ảnh: Tùng Lê.

     

  • Set 4 - Trận 1: Li Hu khởi đầu tốt khi dẫn Tuấn Quỳnh 8-3. Khi tất cả đều nghĩ đến chiến thắng cho tay vợt chủ nhà thì Tuấn Quỳnh bất ngờ thi đấu bùng nổ. Tay vợt của Việt Nam dẫn lại 10-9 và khép lại set 4 với số điểm 12-10.

  • Trần Tuấn Quỳnh giành chiến thắng 3-1 trước Li Hu ở trận đầu tiên chung kết bóng bàn đồng đội nam với tỷ số các set 11-7; 11-4; 6-11; 12-10. Tay vợt của Việt Nam không giấu được hạnh phúc. Ảnh: Tùng Lê.

     

  • Tay vợt chủ nhà Li Hu thất vọng khi không thể kéo trận đấu sang set thứ 5. Trong khi Tuấn Quỳnh chạy quanh sân ăn mừng. Ảnh: Tùng Lê.

     

  • Các vận động viên wushu có ngày thi đấu thành công. Họ mang về cho Đoàn thể thao Việt Nam 3 tấm HCV và 1 tấm HCB. Ảnh: Anh Tuấn.

     

  • Set 1 - Trận 2: Ở trận đấu thứ 2 chung kết bóng bàn đồng đội nam, Anh Tú gặp Gao Ning. Anh Tú thua set đầu với điểm số 9-11. Ảnh: Tùng Lê.

     

  • Set 2 - Trận 2: Dù rất nỗ lực, Anh Tú vẫn thúc thủ với kết quả 4-11 trước tay vợt chủ nhà. 

  • Set 3 - Trận 2: Anh Tú và Gao Ning giành giật từng điểm số ngay từ những quả giao bóng đầu tiên. Có thời điểm Anh Tú vượt lên dẫn trước. Tuy nhiên, đẳng cấp cao hơn giúp tay vợt chủ nhà thắng 11-8. Chung cuộc Gao Ning đánh bại Anh Tú 3-0 ở trận thứ 2 chung kết bóng bàn đồng đội nam.

  • Gao Ning quân bình 1-1 (1-3; 3-0) cho Singapore ở chung kết bóng bàn đồng đội nam. Ảnh: Tùng Lê.

     

     

  • Trận đấu thứ 3 chung kết bóng bàn đồng đội nam diễn ra giữa Đinh Quang Linh với Chew Zhe Yu Clarence.

  • Set 1 - Trận 3: Quang Linh liên tục dẫn điểm. Tuy nhiên, Zhe Yu vùng dậy ở những cuối set để thắng ngược lại với tỷ số 11-7.

  • Đinh Quang Linh đang thua Chew Zhe Yu Clarence. Set 1: 7-11; Set 2 đang bị dẫn 0-6. Ảnh: Tùng Lê.

     

  • Set 2 - Trận 3: Quang Linh bị dẫn 0-9. Sau đó tay vợt Việt Nam thu hẹp xuống 4-10. Tuy nhiên, Quang Linh vẫn để thua set 2 với kết quả 4-11.

  • Set 3 - Trận 3: diễn ra kịch tính hơn hơn so với 2 set đầu. Tuy nhiên, do thủ không tốt, Đinh Quang Linh để thua 7-11. Chung cuộc, Quang Linh thua 0-3 ở trận thứ 2.

  • Trận 3: Kết quả chung kết bóng bàn đồng đội nam là 2-1 (1-3; 3-0; 3-0) nghiêng về chủ nhà Singapore.

  • Trận 4 chung kết bóng bàn đồng đội nam là cuộc so tài giữa Trần Tuấn Quỳnh và Gao Ning.

  • Set 1-Trận 4: Tuấn Quỳnh dẫn 4-3. Tuy vậy, tay vợt của Việt Nam không giữ vững phong độ. Anh liên tục mắc lỗi ở cả công lẫn thủ nên thua 5-11.

  • Tuấn Quỳnh thất vọng trước cú đánh không tốt. Ảnh: Tùng Lê.

     

  • Set 2-Trận 4: Sau khi bị dẫn 4-5, Tuấn Quỳnh dính chấn thương nhẹ. Anh xin dừng để nhân viên y tế chăm sóc. Dù rất nỗ lực khi trở lại, Tuấn Quỳnh vẫn chấp nhận thua 6-11.

  • Set 3 - Trận 4: Tuấn Quỳnh thi đấu với quyết tâm rất cao dù chấn thương. Tay vợt của Việt Nam khép lại set 3 với chiến thắng 11-6.

  • Tuấn Quỳnh tiếc nuối khi đánh ra ngoài bàn. Ảnh: Tùng Lê.

     

  • Set 4 - Trận 4: Tinh thần thi đấu cao độ giúp Tuấn Quỳnh rút ngắn điểm số 2-9 xuống 8-9 rồi 9-10. Tuy nhiên, những nỗ lực cuối cùng của VĐV Việt Nam không được đền đáp. Tuấn Quỳnh để thua set quyết định với số điểm 9-11. Ảnh: Tùng Lê.

     

  • Kết quả cụ thể chung kết bóng bàn đồng đội nam giữa Việt Nam và Singapore.

     

  • Niềm vui của Gao Ning và nỗi thất vọng của Tuấn Quỳnh sau trận chung kết bóng bàn đồng đội nam. Ảnh: Tùng Lê.

     

  • Bảng tổng sắp huy chương SEA Games 28 tính đến hết ngày 8/6.

     

  • Việt Nam giành HCB bóng bàn đồng đội nam (Trần Tuấn Quỳnh, Nguyễn Anh Tú, Đinh Quang Linh và Lê Tiến Đạt) và HCĐ bóng bàn đồng đội nữ (Mai Hoàng Mỹ Trang, Nguyễn Thị Nga, Phạm Thị Thiên Kim, Phan Hoàng Tường Giang và Vũ Thị Hà). Ảnh: Tùng Lê.

     


Zing.vn

Bạn có thể quan tâm