Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ánh Viên phá kỷ lục huy chương tồn tại 22 năm

Ánh Viên đã đi vào lịch sử của SEA Games khi trở thành VĐV đoạt nhiều HCV cá nhân nhất, tính từ năm 1993 đến nay.

Góc thành tích với hàng trăm huy chương của Ánh Viên

Bố mẹ của Ánh Viên đã dành một nơi trang trọng ở phòng khách để trưng bày hàng trăm huy chương cũng như bằng khen của con gái trong suốt những năm thi đấu vừa qua.

Ở SEA Games 1993, cũng được tổ chức ở Singapore, Joscelin Yeo đã gây sốc khi giành 9 HCV, trong đó có 7 HCV cá nhân. Thành tích này trụ vững suốt các kỳ SEA Games vừa qua. Tao Li (Singapore) là người tiệm cận gần nhất thành tích này nhưng cô cũng chỉ giành 7 HCV, trong đó có 4 HCV cá nhân ở SEA Games 2011.

Bản thân Yeo tự tin sẽ giữ vững được kỷ lục của mình trước khi giải đấu diễn ra. Cựu VĐV từng đoạt 40 HCV SEA Games cho rằng, việc chịu sự cạnh tranh của Tao Li và Quah Ting Wen sẽ khiến cho Ánh Viên khó lòng phá vỡ kỷ lục giành 7 HCV cá nhân của cô.

Ánh Viên đạt những thành tích vượt ngoài sự mong đợi. Cô khiến cho đội tuyển bơi Singapore không thể độc chiếm huy chương vàng ở SEA Games năm nay.
Ánh Viên đạt những thành tích vượt ngoài sự mong đợi. Cô khiến cho đội tuyển bơi Singapore không thể độc chiếm huy chương vàng ở SEA Games năm nay. Ảnh: Hoàng Hà.

Tuy nhiên, kình ngư Việt Nam đã thi đấu xuất sắc khi giành 7 HCV trước ngày thi đấu cuối cùng. Bên cạnh đó, cô còn phá 8 kỷ lục SEA Games và đoạt 1 HCB, 1 HCĐ. Với việc về đích đầu tiên ở nội dung 200 m ếch nữ tối 11/6, Ánh Viên đã chính thức đi vào lịch sử của đại hội khi trở thành VĐV đoạt nhiều HCV cá nhân nhất từ năm 1993 đến nay.

Tính chung ở SEA Games 2015, số lượng HCV của Ánh Viên chỉ xếp sau Joseph Schooling của nước chủ nhà. Kình ngư này đoạt 9 HCV, trong đó có 3 HCV ở các nội dung tiếp sức đồng đội. Đứng ngay sau Ánh Viên là Quah Zheng Wen khi anh giành 7 HCV (3 HCV tiếp sức), 4 HCB và 1 HCĐ. Trong khi đó, Tao Li giành 5 HCV (1 HCV tiếp sức), Quah Ting Wen giành 4 HCV (3 HCV tiếp sức), 4 HCB.

Trên bảng xếp hạng chung cuộc môn bơi, đoàn Singapore dẫn đầu với 23 HCV, 12 HCB và 7 HCĐ. Đây là thành tích tốt nhất của họ kể từ SEAP Games (tiền thân của SEA Games) 1973. Đoàn Việt Nam xếp thứ 2 với 10 HCV, 2 HCB và 4 HCĐ (2 HCV còn lại thuộc về Hoàng Quý Phước và Lâm Quang Nhật). Malaysia đứng thứ 3 với 3 HCV, 4 HCB và 4 HCĐ.

Chiến thắng này cũng giúp Ánh Viên chiếm ưu thế trong việc giành danh hiệu VĐV hay nhất SEA Games. Đối thủ chính của cô là Josep Schooling tuy giành nhiều HCV hơn nhưng có đến 3 nội dung tiếp sức, trong khi thành tích của Ánh Viên mang đậm dấu ấn cá nhân.

"Viên là VĐV xuất sắc. Tôi thật sự khâm phục vì cô ấy có thể thi đấu tốt ở nhiều nội dung. Tôi hiểu môi trường tập luyện, những hy sinh khi phải xa nhà khi còn rất trẻ của cô ấy", Sergio Lopez - HLV trưởng của đội bơi Singapore khen ngợi kình ngư người Cần Thơ.

Kình ngư Ánh Viên - biểu tượng mới của thể thao Việt Nam

Giành 8 HCV và 8 lần phá kỷ lục SEA Games, vận động viên được báo chí chủ nhà gắn biệt danh "cô gái thép Việt Nam" xứng đáng là biểu tượng mới của thể thao nước nhà.

Hoàng Tâm

Bạn có thể quan tâm