Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ánh Viên không vượt qua chính mình ở Cúp thế giới tại Paris

Ánh Viên chỉ về thứ 4 ở chung kết 200 m hỗn hợp với thời gian 2 phút 14 giây 01, kém tới hơn 1 giây so với thành tích ở nội dung này khi dự chặng 1 Cúp thế giới tại Moscow.

  • Lúc 15h35 hôm nay 15/8, nữ kình ngư 19 tuổi bước vào tranh tài ở vòng loại nội dung 200 m hỗn hợp tại Cúp bơi thế giới ở Paris (Pháp).

    Ánh Viên có cơ hội giành thêm huy chương Cúp thế giới

    Lúc 15h35 hôm nay, nữ kình ngư 19 tuổi bước vào tranh tài ở vòng loại nội dung 200 m hỗn hợp tại Cúp bơi thế giới ở Paris (Pháp).

     

  • Nội dung 200 m hỗn hợp tại Cúp thế giới diễn ra ở Paris có sự tham dự của 13 vận động viên, trong đó Ánh Viên thi tài ở làn số 5 vòng loại thứ nhất cùng các đối thủ: Yeung Jamie Zhen Mei (Hong Kong), Fanny Lecluyse (Bỉ), Zsuzanna Jakabos (Hungary), Zhang Jiaqi (Trung Quốc), Permatahani Azzahra (Indonesia).

  • Theo thành tích đăng ký, Ánh Viên đạt mức 2 phút 12 giây 66, chỉ kém Zsuzanna Jakabos (2 phút 11 giây 32) ở lượt bơi này. Vận động viên người Hungary cũng từng đứng trên Ánh Viên ở nội dung 200 m hỗn hợp tại Giải vô địch thế giới và Cúp thế giới.

  • Thành tích 4 phút 38 giây 78 ở nội dung sở trường 400 m hỗn hợp tại Giải vô địch thế giới giúp cô gái Cần Thơ đứng thứ 18 thế giới và thứ tư U20 thế giới. Ánh Viên đứng thứ 10 tại vòng loại 400 m hỗn hợp tại giải vô địch thế giới. Tuy nhiên trên bảng xếp hạng của Liên đoàn thể thao dưới nước quốc tế (FINA), cô chỉ đứng thứ 18. Lý do là FINA tính chỉ số tốt nhất của các VĐV ở nhiều giải đấu quan trọng từ ngày 1/1 đến nay, trong đó nhiều VĐV có thành tích kém Viên ở giải thế giới nhưng đạt thành tích tốt ở các giải khác. Ví dụ tiêu biểu là kỷ lục gia thế giới Ye Shiwen chỉ về đích thứ 15 tại vòng loại giải thế giới, kém Ánh Viên hơn 4 giây, nhưng vẫn đứng thứ 9 thế giới nhờ thành tích 4 phút 36 giây 58 ở giải vô địch Trung Quốc.

  • Giành huy chương bạc nội dung 400 m hỗn hợp với thời gian 4 phút 38 giây 78 tại Cúp thế giới ở Moscow (Nga), nhưng khoảng cách của Ánh Viên với nhóm đầu thế giới vẫn còn khá xa. So với chỉ số huy chương vàng giải vô địch thế giới của Katinka Hosszu (Hungary), thành tích tốt nhất của cô gái Việt Nam còn kém 8,39 giây. Còn so với vận động viên giành huy chương đồng, Emily Overholt (Canada), Ánh Viên cũng kém 6,26 giây.

  • Tiến sĩ Chung Tấn Phong, Giám đốc trung tâm thể thao dưới nước Yết Kiêu, TP HCM cho rằng Ánh Viên cần tập đầu tư mạnh vào nội dung 400 m hỗn hợp để có thể tranh huy chương Olympic.

    ‘Ánh Viên nên tập trung vào nội dung 400 m hỗn hợp’

    Tiến sĩ Chung Tấn Phong, Giám đốc trung tâm thể thao dưới nước Yết Kiêu, TP HCM cho rằng Ánh Viên cần tập đầu tư mạnh vào nội dung 400 m hỗn hợp để có thể tranh huy chương Olympic.

  • Tại Cúp thế giới diễn ra ở Moscow vừa qua, Ánh Viên đạt thành tích cá nhân tốt nhất nội dung này. Tại lượt bơi chung kết tối 11/8, cô đoạt HCĐ với thành tích 2 phút 12 giây 33, nhanh hơn ở vòng loại đến 3 giây (2 phút 15 giây 33). Trước đó, kỷ lục cá nhân của cô là 2 phút 12 giây 66, lập tại ASIAD 2014.

  • Sau khi nhận tiền tỷ với thành tích 8 HCV cùng 8 kỷ lục ở SEA Games 28, quỹ thưởng của Ánh Viên tiếp tục tăng lên sau Cúp thế giới tại Moscow (Nga). Theo quy định tại Cúp thế giới, vận động viên giành huy chương bạc và huy chương đồng được thưởng lần lượt 1.000 USD (khoảng hơn 20 triệu đồng) và 500 USD (khoảng hơn 10 triệu đồng). Tổng cộng, Ánh Viên được nhận hơn 30 triệu đồng sau giải đấu này.

    Ánh Viên được thưởng 110 triệu đồng sau Cúp thế giới

    "Cô gái vàng" bơi Việt Nam được thưởng 65 triệu đồng cho tấm HCB và 45 triệu đồng cho HCĐ ở Cúp thế giới tại Nga.

     

  • Sau giải vô địch thế giới tại Nga, dù không đạt thành tích cao nhưng Ánh Viên đã cho thấy sự tiến bộ vượt bậc ở nội dung sở trường 400 m hỗn hợp.

  • Tại Cúp thế giới, thành tích của Ánh Viên ở cự ly 400 m hỗn hợp kém khoảng 2 giây so với chỉ số tốt nhất của cô, trong khi "Người đàn bàn thép" Hosszu Katinka kém khoảng 6 giây. Giành tấm huy chương bạc (HCB) lịch sử cho bơi Việt Nam tại Cúp thế giới vừa diễn ra tại Moscow (Nga) nhưng Ánh Viên không hài lòng với thành tích cá nhân của cô.

    ‘VĐV top thế giới cũng trồi sụt chứ không riêng Ánh Viên'

    Tại Cúp thế giới, thành tích của Ánh Viên ở cự ly 400 m hỗn hợp kém khoảng 2 giây so với chỉ số tốt nhất của cô, trong khi "Người đàn bàn thép" Hosszu Katinka kém khoảng 6 giây.

     

  • Khi được hỏi, sau thành tích ở Cúp thế giới, Ánh Viên có được thưởng bằng cách gọi điện cho gia đình, huấn luyện viên Đặng Anh Tuấn trả lời: "Ánh Viên cũng như người lính khi ra chiến trường, phải tập trung toàn bộ tinh thần cho nhiệm vụ của mình. Bởi chỉ cần một thoáng xao lãng là có thể bị kẻ thù bắn ngay. Thể thao đỉnh cao cũng giống như chiến đấu, phải nỗ lực không ngừng nghỉ mới có thành tích". Ảnh: Tùng Lê.

     

  • Cái đích mà huấn luyện viên Đặng Anh Tuấn và Ánh Viên hướng tới chính là mục tiêu vào chung kết ở Olympic Rio de Janeiro 2016. Theo huấn luyện viên người An Giang, sân chơi Olympic còn khắc nghiệt hơn giải vô địch thế giới nên đạt được mục tiêu không dễ. "Tôi sẽ không nói Viên có khả năng vào chung kết hay thậm chí vào top 3 ở Olympic hay không. Thế nhưng, chúng tôi luôn đặt ra mục tiêu cao nhất ở mọi sân chơi để có động lực hướng tới và phát huy hết khả năng", HLV Đặng Anh Tuấn cho biết. Ảnh: Tùng Lê.

  • Tại Paris, kình ngư Ánh Viên tranh tài cùng 12 VĐV khác, gặp lại Katinka Hosszu (Hungary) - người đang giữ kỷ lục thế giới nội dung này cũng như đoạt HCV ở Moscow. Dựa theo thành tích đăng ký 2 phút 12 giây 66, Ánh Viên xếp thứ 4 sau Katinka Hosszu (2 phút 07 giây 66), Jacobobs của Hungary (2 phút 11 giây 32) và Lisa Zaiser của Australia (2 phút 12 giây 09).

  • Nếu thi đấu đúng phong độ, Ánh Viên có cơ hội để giành vé vào lượt bơi chung kết diễn ra tối 15/8. 200 m hỗn hợp là nội dung kình ngư người Cần Thơ thi đấu tốt thời gian qua. Cô liên tục cải thiện thành tích so với SEA Games thông qua Giải vô địch thế giới (Kazan), sau đó là Cúp thế giới ở Moscow.

  • 200 m hỗn hợp là nội dung duy nhất Ánh Viên thi đấu trong ngày 15/8. Cô cũng không đăng ký tham dự 400 m tự do, nội dung cô thi đấu không thành công ở Moscow khi đạt thành tích 4 phút 24 giây 77. Còn nội dung 400 m hỗn hợp, ban tổ chức vẫn chưa có danh sách vận động viên tham dự. Dự kiến, các kình ngư sẽ không đấu loại mà bơi luôn chung kể để tranh huy chương.

  • Cúp thế giới ở Pháp có 32 nội dung, không có nội dung tiếp sức. Tiền thưởng cho mỗi nội dung là 3.000 USD (HCV: 1.500 USD, HCB: 1.000 USD và HCĐ nhận 500 USD). Mỗi VĐV phá kỷ lục thế giới sẽ được nhận 10.000 USD.

  • 8 vận động viên giành quyền vào thi chung kết nội dung 100 m tự do nam Cúp thế giới ở Paris.

  • 8 vận động viên vào chung kết 200 m tự do nữ Cúp thế giới ở Paris.

  • 8 VĐV vào chung kết nội dung 50 m ếch nam Cúp thế giới ở Paris.

  • 8 VĐV vào chung kết nội dung 100 m ếch nữ Cúp thế giới ở Paris.

  • Ông Nguyễn Văn Tác chia sẻ, Ánh Viên chưa gọi điện về nhà kể từ ngày 26/6 để tập trung cho giải thế giới. Gia đình quá bất ngờ khi Viên giành được thành tích cao trên đất Nga.

    Bố Ánh Viên: ‘Không ngờ cháu giành huy chương thế giới’

    Ông Nguyễn Văn Tác chia sẻ, Ánh Viên chưa gọi điện về nhà kể từ ngày 26/6 để tập trung cho giải thế giới. Gia đình quá bất ngờ khi Viên giành được thành tích cao trên đất Nga.

  • Ở vòng loại nội dung 200 m hỗn hợp, Ánh Viên có thành tích tốt thứ năm với thời gian 2 phút 16 giây 82. Trong khi đó, Katinka Hosszu của Hungary có thành tích tốt nhất vòng loại khi chạm thành bể sau 2 phút 13 giây 69.

  • Ánh Viên không đạt thành tích như đăng ký với ban tổ chức là 2 phút 12 giây 33. Cô kém vận động viên có thành tích tốt thứ hai vòng loại tới hơn 1 giây, kém thành tích của vận động viên dẫn đầu vòng loại Katinka Hosszu tới hơn 3 giây.
  • Nhà đương kim vô địch và kỷ lục gia thế giới Katinka Hosszu (Hungary) mới giành HCV ở cả nội dung 200 m và 400 m hỗn hợp tại Cúp thế giới ở Moscow (Nga). Thể hiện phong độ ổn định, "Người đàn bà thép" gần như không có đối thủ tranh ngôi số 1 tại giải đấu diễn ra ở Paris. Katinka Hosszu dẫn đầu về thành tích vòng loại 200 m hỗn hợp với thời gian 2 phút 13 giây 69.

  • Sau khi xếp thứ 5 ở vòng loại 200 m hỗn hợp Cúp thế giới tại Paris, Ánh Viên vào thi chung kết. Nếu đạt thành tích tốt nhất nội dung này là 2 phút 12 giây 66, lập tại ASIAD 2014, vận động viên đến từ Cần Thơ có cơ hội giành huy chương Cúp thế giới ở Paris rất cao.

  • Thành tích 2 phút 16 giây 82 là thành tích thấp nhất của Ánh Viên ở 200 m hỗn hợp trong gần một năm qua, kém xa so với ASIAD 2014 (2 phút 12 giây 66), SEA Games 28 (2 phút 13 giây 53), Giải vô địch thế giới (2 phút 13 giây 29) và Cúp thế giới ở Moscow (2 phút 12 giây 33). Chung kết 200 m hỗn hợp diễn ra tối 15/8, bắt đầu từ 19h30 (giờ địa phương).

  • Ánh Viên vào chung kết nôi dung 200 m hỗn hợp cùng với 7 kình ngư khác, trong đó có những vận động viên xuất sắc như Katinka Hosszu (Hungary), Lisa Zaiser (Áo), Zsuzsanna Jakabos (Hungary), Fanny Lecluyse (Bỉ), Jiaqi Zhang (Trung Quốc). Ảnh: Tùng Lê.

     

  • Cúp thế giới tại Paris diễn ra trong 2 ngày 15 và 16/8, thu hút hàng trăm kình ngư trên thế giới, trong đó có những tên tuổi nổi bật như Ryan Lochte, Katinka Hosszu, Missy Franklin. Ảnh: Twitter.

     

  • Các nội dung thi chung kết Cúp thế giới tại Paris ngày 15/8 lần lượt là 100 m tự do nam, 200 m tự do nữ, 50 m ếch nam, 100 m ếch nữ, 100 m bơi bướm nữ, 100 m ngửa nam, 50 m ngửa nữ, 200 m bướm nam, 200 m hỗn hợp nữ, 400 m tự do nam, 50 m tự do nữ, 200 m ếch nam, 200 m ngửa nữ, 50 m bướm nam, 800 m tự do nữ, 400 m hỗn hợp nam.

  • Thành tích của các vận động viên dự chung kết 100 m tự do nam. Kình ngư Mehdy Metella giành HCV với thời gian 48 giây 69.

  • Thành tích của các vận động viên dự chung kết 100 m bướm nữ. Kình ngư người Australia, Madeline Groves giành HCV với thành tích 57 giây 98.

  • Kình ngư người Hungary Katinka Hosszu (phải) thống trị nội dung 200 m hỗn hợp nữ Cúp thế giới ở chặng 1 tại Moscow và nhiều khả năng ở chặng 2 tại Paris. Ảnh: Twitter.

     

  • Theo đăng ký, Ánh Viên thi đấu ba nội dung trong ngày 15/8 là 200 m tự do, 200 m ngửa và 200 m hỗn hợp cá nhân nữ. Tuy nhiên, dường như Ánh Viên muốn dồn sức cho nội dung sở trường 200 m hỗn hợp cá nhân nữ, nên quyết định rút lui ở hai nội dung 200 m tự do và 200 m ngửa. Ảnh: Hoàng Hà.

     

  • Kết quả của các vận động viên thi chung kết 100 m ngửa nam. VĐV Việt kiều Lê Nguyễn Paul về thứ 8 với thành tích 56 giây 31. Trong khi đó, thành tích vòng loại của anh là 56 giây 17. 

  • Thành tích của 8 vận động viên thi chung kết 50 m ngửa nữ. Kình ngư người Mỹ Natalie Coughlin giành HCV với thành tích 27 giây 65.

  • Thành tích của các VĐV ở chung kết 200 m bướm nam.

  • Ánh Viên không lọt vào nhóm giành huy chương ở chung kết nội dung 200 m hỗn hợp với thời gian 2 phút 14 giây 01, kém thành tích ở nội dung này khi tham dự chặng 1 Cúp thế giới tại Moscow tới hơn 1 giây.

  • Ánh Viên không có huy chương ở nội dung 200 m hỗn hợp khi về thứ 4. Trong khi đó, cô đã giành HCĐ khi tham dự chặng 1 Cúp thế giới 2015 diễn ra tại Moscow (Nga).

     

  • Ở chung kết 200 m hỗn hợp Cúp thế giới diễn ra tại Paris, Ánh Viên không có mặt trong top 3 sau 100 m và 150 m đầu tiên. Kết thúc phần thi, cô chạm thành bể với thời gian 2 phút 14 giây 01, kém vận động viên giành HCV Katinka Hosszu gần 4 giây và kém kình ngư giành HCĐ Lisa Zaiser hơn 1 giây.

  • Thành tích 2 phút 14 giây 01 là thành tích thấp nhất của Ánh Viên ở các lần thi chung kết 200 m hỗn hợp trong gần một năm qua, kém SEA Games 28 (2 phút 13 giây 53), Giải vô địch thế giới (2 phút 13 giây 29) và Cúp thế giới ở Moscow (2 phút 12 giây 33).

Nguyễn Đăng - Đức Mạnh

Bạn có thể quan tâm