Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc trình diễn tại Triển lãm Hàng không Chu Hải, Quảng Đông ngày 8/11. Ảnh: China Daily/Reuters. |
Sân bay này vốn là căn cứ của Lữ đoàn Không quân số 6 thuộc Chiến khu Nam bộ của quân đội Trung Quốc. Sân bay nằm cách thành phố Trạm Giang - trụ sở của Hạm đội Nam Hải - chỉ khoảng 32 km về phía Tây Bắc, South China Morning Post cho biết.
Theo hình ảnh vệ tinh - được chụp hôm 18/9 và được trang tin tức quân sự Defense News của Mỹ công bố - hơn 40 điểm đánh dấu dành cho máy bay chiến đấu và các máy bay lớn hơn đã được sơn trên hai sân đỗ máy bay mới được mở rộng. Mỗi sân đỗ dày khoảng 1,3 km.
Đường lăn máy bay đã được mở rộng từ 18 m lên 34 m. Trong khi đó, một đường băng mới dài 2,8 km được xây dựng song song đường băng cũ dài 3,3 km.
Hình ảnh vệ tinh căn cứ Toại Khê. Đồ họa: Planet Labs. |
Ông S. Mahmud Ali, chuyên gia an ninh quốc tế tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học Malaya (Malaysia), nhận định khoảng cách gần gũi giữa căn cứ không quân Toại Khê và căn cứ hải quân Trạm Giang cho thấy hai căn cứ này có thể có “liên kết về hoạt động”.
“Căn cứ không quân giúp cơ sở hải quân có thêm bảo vệ từ trên không”, ông Ali nói. “Việc các máy bay trong căn cứ chủ yếu là máy bay chiến đấu cho thấy căn cứ này mang tính phòng thủ - được thiết kế để bảo vệ Trạm Giang và các địa điểm quan trọng khác gần đó như Hải Khẩu.
Theo ông Ali, sau khi cải tạo, căn cứ tại Toại Khê có thể mang tính toàn diện hơn, có khả năng hỗ trợ nhiều hoạt động khác nhau, từ cảnh báo, hậu cần tới công kích.
“Đường băng dài hơn và rộng hơn thường cho thấy sự sẵn sàng vận hành các loại máy bay lớn hơn, nặng hơn”, ông nói.
Mục Thế giới giới thiệu tới độc giả cuốn sách “Sự bùng nổ của Trung Quốc” do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản tháng 4/2021. Cuốn sách được kết cấu thành 2 phần, bắt đầu với việc phác thảo bối cảnh lịch sử diễn ra sự bùng nổ tư bản (vốn) của Trung Quốc và cơ cấu tổ chức xã hội - chính trị những năm 1980 dẫn tới sự bùng nổ này.