Hình ảnh các em bé Việt Nam trong trại trẻ mồ côi Allambie qua ống kính của bà Anne McCrudden, người chăm sóc các em từ năm 1971 đến 1973. |
Người ta đưa các bé bị bỏ rơi hoặc mất cha, mẹ đến Allambie. Nhiều trẻ lai là kết quả của mối quan hệ giữa lính Mỹ và các cô gái Việt. |
Đến tháng 4/1975, khoảng 3.000 em bé rời Việt Nam và tới đất Mỹ, Anh, Australia và một số nước khác trong chiến dịch Babylift Operation (Không vận trẻ em) của Washington. Sau đó người dân nước sở tại nhận các em làm con nuôi. |
Bé trai tóc xoăn, da đen là con của lính Mỹ da màu. Sau chiến tranh, binh sĩ Mỹ rút quân và nhiều người bỏ lại giọt máu ở chiến trường xưa. |
Nhiều bà mẹ Việt bỏ rơi con vì vô số lý do - như sợ dư luận dị nghị hay muốn xây dựng gia đình mới. |
Giáng sinh năm 1972 tại Allambie. Bà Crudden là người đeo kính, đang trang trí cây thông Noel. |
Ánh mắt hồn nhiên của các bé trong trại trẻ. |
Gần 40 năm trôi qua, nhiều cựu binh Mỹ đã tìm thấy đứa con rơi trên chiến trường qua các tổ chức và mạng xã hội. Theo một nghiên cứu của Đại học Ohio, 76% trẻ lai trong chiến tranh Việt Nam muốn gặp cha khi họ đến Mỹ. Tuy nhiên, chỉ 30% biết tên cha, 22% cố gắng liên lạc và chỉ 3% đoàn tụ với đấng sinh thành. Nhiều cựu binh Mỹ không muốn gặp đứa con mà họ bỏ rơi vì sợ, ngại rắc rối và vô trách nhiệm. |
Bảo mẫu người Việt Nam chăm sóc các bé trong trại trẻ. Theo BBC, khoảng 100.000 con ra đời trong chiến tranh Việt Nam. Nhiều em được nhận làm con nuôi ngay tại quê hương nhưng một số phải trải qua tuổi thơ cơ cực, tủi hờn vì là "con của kẻ thù". |
Những que kem mát lạnh từng gắn với tuổi thơ của các bé Việt lai. |
11 em bé chụp ảnh sau khi nhận đồng phục. |
Theo bà Anne McCrudden, Kheo, người phụ nữ trong ảnh, là bảo mẫu rất tuyệt vời. Cô tận tụy và yêu trẻ. |
Tháng 4 năm nay, những người con mang dòng máu Việt sẽ trở về nơi họ sinh ra để kỷ niệm 40 năm từ khi họ rời Việt Nam. Sự kiện tương tự đã diễn ra vào tháng 4/2010. |
Bảo mẫu Crudden phát quà cho các trẻ trong dịp Giáng sinh năm 1972. |