Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tình dang dở của lính Mỹ và các cô gái VN trong chiến tranh

Jerry Quinn yêu một người con gái Việt và có ý định kết hôn khi người yêu mang thai. Tuy nhiên, hôn ước không thành vì anh phải về Mỹ theo yêu cầu của cấp trên.

1
Jerry Quinn chụp hình chung với bạn gái Brandy trước khi họ xa nhau. Ảnh: BBC
Cựu binh Jerry Quinn đem lòng yêu một cô gái khi ông đóng quân ở miền Nam Việt Nam. Năm 1973, Brandy, bạn gái người Việt của Quinn, có bầu. Cặp đôi lên kế hoạch kết hôn nhưng đơn vị của ông được lệnh rút quân. Vì vậy, hôn ước không thành.

"Tôi cố gắng liên lạc với cô ấy. Brandy gửi tôi 3 bức ảnh: chân dung Brandy tuổi 20, cô ấy cùng con trai và bức thứ ba là cùng một phụ nữ mặc áo khoác trắng", ông Quinn kể.

Gần 40 năm sau chiến tranh, ông Quinn, sống tại Đài Loan, vẫn đau đáu về giọt máu bỏ rơi. Ông trở lại Việt Nam năm 2014 với hy vọng tìm được người con thất lạc. Tâm nguyện của người cha đã hoàn thành khi ông tìm được con trai Gary Bui, người đàn ông 40 tuổi đang sống tại bang New Mexico, Mỹ.

Sau khi rời Việt Nam năm 1970, binh sĩ Mỹ, James Copeland, nhận thư từ bạn gái người Việt thông báo rằng cô đã có thai và ông là cha của đứa trẻ. 

Copeland xin trở lại Việt Nam nhưng không thành. Năm 1975, khi Việt Nam thống nhất, Copeland mất liên lạc với bạn gái. Ông bắt đầu làm việc cho một công ty nhựa ở Mississippi. Giọt máu bỏ rơi trong chiến tranh khiến ông trăn trở.

"Tôi có thể quên mọi thứ ở Việt Nam nhưng tôi không thể gạt bỏ câu hỏi về đứa con", người đàn ông 69 tuổi chia sẻ với New York Times.

Năm 2011, Copeland quyết định tìm câu trả lời. Khát khao tìm con, ông Copeland đã thông qua các tổ chức, các kênh thông tin và tìm được con gái Tiffany Nguyen.

1
James Copeland đứng cạnh con gái Tiffany Nguyen sau khi cha con đoàn tụ. Ảnh: New York Times

Cựu binh George Pettitt không may mắn như Copeland và Quinn. Ông nhập ngũ sau khi bỏ học và đến chiến trường Việt Nam năm 19 tuổi. Trong thời gian đó, ông yêu một cô gái Việt, người chuyên giặt đồ cho các binh sĩ. Thời gian sau đó, bạn gái ông có thai.

Pettitt trở về New York và mất liên lạc với bạn gái sau năm 1975. Ông lái xe tải kiếm sống và có gia đình. Năm 2000, những ký ức cũ hiện về, ông day dứt về đứa con ở Việt Nam. Ông linh cảm rằng đứa trẻ là con trai.

Pettitt thuê người tới Việt Nam tìm nhưng vô vọng. Năm 2013, một phụ nữ ở bang Virginia gọi điện cho ông và nói rằng chồng cô có thể là giọt máu của ông. Tuy nhiên, xét nghiệm DNA không cho kết quả như mong muốn.

Ở Mỹ, rất nhiều cựu binh như Pettitt, vẫn đang trong hành trình tìm giọt máu bỏ rơi trong chiến tranh. Theo BBC, khoảng 100.000 trẻ lai được sinh ra trong chiến tranh Việt Nam. Nhiều binh sĩ day dứt về việc tìm con, họ bỏ công sức tìm kiếm và một số may mắn gặp con. Tuy nhiên, cũng có những người muốn lãng quên quá khứ và bỏ mặc những giọt máu bị bỏ rơi.

Chiến dịch đưa 2.700 trẻ em Việt rời Sài Gòn 40 năm trước

Đầu tháng 4/1975, quân đội Mỹ thực hiện chiến dịch Operation Babylift (Không vận Trẻ em) để đưa hàng nghìn người con Việt rời quê hương.

Ảnh chiến tranh VN: Cuộc đoàn tụ của những người chưa gặp

Đau đáu về số phận những đứa trẻ trong ảnh chiến tranh Việt Nam, một người Mỹ mất anh ruột vì chiến trận đã vượt nửa vòng trái đất để tìm những người mà ông không quen biết.

Đỗ Quyên

Bạn có thể quan tâm