Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

50 năm chiến tranh tại Việt Nam qua ảnh quốc tế

Ngày 2/3/1965, quân đội Mỹ bắt đầu ném bom miền bắc Việt Nam, mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lược. Đây là cuộc chiến vấp phải sự phản đối và chỉ trích từ cộng đồng quốc tế.

Trực thăng của quân đội Mỹ càn quét qua một khu vực ở miền bắc Việt Nam. Sấm Rền hay còn gọi là Chiến tranh phá hoại miền bắc lần thứ nhất là chiến dịch ném bom dài nhất do Không quân Mỹ thực hiện kể từ Chiến tranh Thế giới II.

Một binh sĩ Mỹ trú trong lán trại.

Người dân phải dùng đòn gánh để đưa con tới nơi trú ẩn. Theo số liệu ước tính, tổng số người Việt Nam thiệt mạng trong cuộc chiến từ 800.000 đến 3,1 triệu người, Sputnik đưa tin.

Binh sĩ Mỹ trú ẩn dưới một hào đất. Chiến tranh tại Việt Nam là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử Mỹ. Số lượng người bị thương trong cuộc chiến này đứng thứ 4, sau nội chiến Mỹ, Chiến tranh Thế giới II và Chiến tranh Thế giới I.

Nhạc sĩ huyền thoại John Lennon và vợ, bà Yoko Ono. John Lennon đã sáng tác bài hát Give Peace a Chance (Hãy cho hòa bình một cơ hội) với nội dung phản đối cuộc chiến. Tháng 10/1969, John đã hát bài này trước khoảng 500.000 người biểu tình phản đối cuộc chiến do Mỹ phát động.  

Các em nhỏ vô tội là một trong số những nạn nhân của cuộc chiến. Quân đội Mỹ đã thực hiện hàng loạt tội ác như hãm hiếp phụ nữ, thảm sát dân thường, đánh bom các khu dân sự…

Tàu tuần dương Canberra của quân đội Mỹ phóng hỏa lực. Mỹ đã chi 352 tỷ USD cho các hoạt động quân sự trong cuộc chiến.

Binh sĩ Mỹ đổ bộ.

Sĩ quan thủy quân lục chiến Mỹ bế một phụ nữ Việt Nam lên trực thăng cứu hộ.

Mỹ chịu tổn thất lớn trong cuộc chiến tranh này với gần 60.000 binh sĩ thiệt mạng cùng hơn 300.000 người khác bị thương. Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng mất 9.000 máy bay, trực thăng và số lượng lớn trang thiết bị khác.

Một cuộc phản đối chiến tranh tại Việt Nam diễn ra ở thành phố London của Anh, ngày 29/6/1966. Kể từ khi phát động cuộc chiến tại quốc gia Đông Nam Á, quân đội Mỹ vấp phải hàng loạt sự chỉ trích và các cuộc biểu tình phản đối tại nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, cuộc biểu tình “Tháng 3 ở Lầu Năm Góc” tại Washington DC, tháng 10/1967 đã thu hút sự tham gia của 100.000 người. Tháng 8/1968, các cuộc biểu tình chống chiến tranh đã lan rộng tới cuộc họp của Đảng Dân chủ tại thành phố Chicago.

Ngày 15/1/1973, Tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon đã tuyên bố quân đội Mỹ ngừng các hoạt động quân sự chống lại miền bắc Việt Nam. Theo Hiệp định Paris về kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam được ký kết vào ngày 27/1/1973, Mỹ sẽ rút quân khỏi miền nam Việt Nam, đóng các căn cứ quân sự và hai bên trao đổi tù binh. Tháng 4/1975, trong chiến dịch Hồ Chí Minh, quân đội Việt Nam đã đánh bại quân đội Mỹ và giải phóng hoàn toàn miền nam.

Ảnh chiến tranh VN: Cuộc đoàn tụ của những người chưa gặp

Đau đáu về số phận những đứa trẻ trong ảnh chiến tranh Việt Nam, một người Mỹ mất anh ruột vì chiến trận đã vượt nửa vòng trái đất để tìm những người mà ông không quen biết.

Hải Anh

Ảnh: Getty Images

Bạn có thể quan tâm