Quyết định này được đưa ra sau khi Thủ tướng Anh Boris Johnson thảo luận với các quan chức địa phương về "khả năng" thủ phủ Saint Helier của đảo Jersey “bị bao vây”, theo tuyên bố của phát ngôn viên, theo CNN.
Trước đó, Bộ trưởng Hàng hải Pháp Annick Girardin đe dọa sẽ cắt điện đối với đảo tự trị Jersey để trả đũa việc đảo này hạn chế tàu đánh cá của Pháp ra vào. Đảo Jersey nhận 95% lượng điện từ Pháp.
Pháp cũng đã đóng cửa cơ quan đại diện của họ tại thủ phủ Saint Helier của hòn đảo vào ngày 3/5.
Đảo tự trị Jersey nằm trên eo biển Manche, cách bờ biển của Pháp khoảng 22,5 km. Hòn đảo tuy không phải là lãnh thổ thuộc Vương quốc Anh, nhưng được nước này bảo vệ và đại diện quốc tế.
Pháp đã cáo buộc chính quyền Jersey đặt ra các hạn chế "đơn phương" đối với tàu đánh cá của nước này.
Trong một tuyên bố, người đứng đầu cơ quan đối ngoại của Jersey, ông Ian Gorst, cho biết Pháp và Liên minh châu Âu đã thông báo với hòn đảo rằng “họ không hài lòng với các điều kiện trong giấy phép đánh bắt cá và việc đánh bắt cá nói chung tại đảo”.
Ông Gorst nói: “Chúng tôi xem xét rất nghiêm túc những lời phàn nàn như vậy, và chính quyền sẽ trả lời đầy đủ. Tuy nhiên, chính quyền Jersey đã hành động dựa trên tư vấn pháp lý, với thiện chí và sự tôn trọng đối với nguyên tắc không phân biệt đối xử, và nguyên tắc khoa học trong mọi giai đoạn của quá trình tố tụng”.
Ông nói thêm Jersey lấy làm tiếc về quyết định gần đây của chính quyền địa phương Normandy của Pháp về việc đóng cửa cơ quan đại diện của họ trên đảo, cho rằng quyết định này là kết quả của “sự hiểu lầm”.
Đánh cá tại Jersey là một trong các vấn đề tranh cãi giữa Vương quốc Anh (đại diện đảo Jersy) và Liên minh Châu Âu (EU). Tàu thuyền của cả hai bên thường xuyên phải đối mặt với các rào cản chính trị và thường bị từ chối giấy tờ thủ tục.
“Ngày bây giờ, việc chúng tôi lên án động thái này là điều rất quan trọng. Tôi đã đề cập đến chuyện này với Ủy ban châu Âu, lên án việc vi phạm thỏa thuận Brexit”, bà Girardin nói.
Bà cũng đồng thời cảnh báo động thái của Jersey “sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm cho việc tiếp cận các nơi khác”.
Hơn 1.500 xe tải mắc kẹt ở biên giới Anh vì bị Pháp 'cấm cửa'
Hơn 1.500 xe chở hàng của Anh đang kẹt ở biên giới để chờ nhập cảnh vào Pháp. Trước đó, chính quyền Paris tuyên bố "đóng cửa" với Anh trong 48 giờ để ngăn chặn dịch lây lan.
Hàng nghìn tài xế mắc kẹt vì châu Âu 'cách ly' nước Anh
Hơn 1.500 tài xế mắc kẹt tại Dover sau khi Pháp đóng cửa biên giới với Anh để ngăn chặn biến thể virus corona mới. Họ phải sống trong điều kiện thiếu thốn nhu cầu thiết yếu nhất.
Gần 70 nước chặn chuyến bay từ Anh vì biến chủng virus mới
Ít nhất 70 nước và vùng lãnh thổ đã ngừng tiếp nhận các chuyến bay từ Anh hoặc áp đặt các biện pháp hạn chế với người đến từ đây.