Vụ đụng độ giữa các binh lính Ấn Độ và Trung Quốc tại khu vực biên giới tranh chấp trên dãy núi Himalaya ảnh hưởng xấu đến các đàn dê truyền thống ở đây. Chúng được nuôi để lấy lông và dệt ra loại vải cashmere quý hiếm, chất lượng và đắt đỏ nhất thế giới. Đây là loại vải từng thường được dùng để may phục trang cho vua chúa, hoàng tộc. |
Vụ đụng độ tại thung lũng Galwan, vùng Đông Ladakh (bang Kashmir, Ấn Độ) hôm 15/8 giữa lực lượng biên phòng hai nước đã khiến ít nhất 20 binh lính Ấn Độ thiệt mạng. Ngoài ra, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và động vật quý giá nơi đây cũng bị thiệt hại nghiêm trọng. Chúng nằm trong khu vực biên giới mà Ấn Độ và Trung Quốc đã tranh chấp trong nhiều thập kỷ vì tầm quan trọng chiến lược của nó. |
Cuộc đối đầu quân sự giữa “những người khổng lồ châu Á” đã kéo dài nhiều tháng liền và đang tác động xấu đến đời sống cư dân địa phương. Hàng chục nghìn con dê con trên dãy Himalaya đã chết vì chúng không thể đi đến các vùng đất chăn thả quen thuộc vào mùa đông, AP dẫn lời các quan chức và người dân địa phương cho biết. |
Những người du mục rong ruổi trên những vùng đất ở mái nhà của thế giới, tại vùng biên giới chưa được phân định giữa Trung Quốc và Tây Tạng, trong nhiều thế kỷ. Họ chăn thả giống dê nổi tiếng và khỏe mạnh để cắt lông của chúng, và sản xuất loại vải rất mềm gọi là Pashmina, một loại vải cashmere tốt nhất. |
Cashmere lấy tên từ thung lũng Kashmir đang tranh chấp. Các nghệ nhân ở đây dệt lông cừu thành những sợi mềm mại, chắc chắn và làm thành khăn choàng cao cấp, mỏng, nhẹ và mịn màng. Đặc biệt, khăn cashmere có công dụng “ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè”. Giá một chiếc khăn có thể lên tới 1.000 USD tại các kinh đô thời trang thế giới. |
Một nghệ nhân kiểm tra chất lượng của chiếc khăn choàng pashmina trong nhà của anh ta ở Srinagar, Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. |
Căng thẳng giữa hai cường quốc hạt nhân đối địch làm gia tăng áp lực biến đổi khí hậu và khiến ngành chăn nuôi cừu của người Tây Tạng bán du mục Changpa ở Ladakh bị tổn thất về lâu dài. |