Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

An ninh tại VCK World Cup 2010: Sống trong sợ hãi

VCK World Cup 2010 là kì World Cup đầu tiên được tổ chức tại Châu Phi, và có lẽ đây cũng là kì World Cup khiến người ta phải lo ngại về vấn đề an ninh nhất kể từ thế chiến thứ II đến nay.

An ninh tại VCK World Cup 2010: Sống trong sợ hãi

VCK World Cup 2010 là kì World Cup đầu tiên được tổ chức tại Châu Phi, và có lẽ đây cũng là kì World Cup khiến người ta phải lo ngại về vấn đề an ninh nhất kể từ thế chiến thứ II đến nay.

An ninh tại VCK World Cup 2010: Sống trong sợ hãi
Các nhân viên an ninh đang dò bom tại lễ bốc thăm chia bảng

Từ lâu Nam Phi vẫn được biết đến như một đất nước có tỷ lệ tội phạm và tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao nhất thế giới. Hơn nữa, các thành phố lớn của quốc gia này như Johannesburg, Cape Town với 50% sống dưới chuẩn nghèo lại còn được xem là thiên đường của gái mại dâm và người vô gia cư. Điều này dĩ nhiên càng khiến tình hình an ninh tại quốc gia này vốn đã phức tạp lại càng trở nên khó kiểm soát.

Thế nên, mới có chuyện hi hữu là Bộ trưởng Y tế Nam Phi, Aaron Motsoaledi đã phải xin Anh tài trợ cho 42 triệu chiếc bao cao su để bổ sung trong dịp VCK World Cup 2010 diễn ra, cho dù ước tính hàng năm đã có tới 450 triệu chiếc bao cao su được phân phối tại quốc gia này.

Không những thế, ở thời điểm VCK World Cup đã cận kề, nạn phân biệt chủng tộc ở Nam Phi còn đang có dấu hiệu bùng phát. Người ta cho rằng các nhà lãnh đạo Đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) gần đây thường truyền bá một bài hát lưu hành trong thời kỳ chủ nghĩa Apartheird trước đây mang tên Hãy giết Boer (Boer là cách gọi miệt thị người da trắng).

Tòa án tối cao Nam Phi tuần trước đã phán quyết cho rằng bài hát này gieo rắc thù hận và ra lệnh cấm lưu hành, nhưng ANC đã kháng cáo. Trong khi đó, Phong trào người da trắng chống đối (Afrikaner Weerstands Beweging - AWB) với chủ trương “ly khai thoát khỏi ách thống trị của người da đen để thành lập nhà nước của người da trắng” đã nhân cơ hội này ra lời kêu gọi các nước đừng đưa các đội tuyển đến Nam Phi: đất-nước-của-nạn-mưu-sát.

Bên cạnh “thù trong”, Nam Phi còn phải đối diện với giặc ngoài, khi mà lực lượng khủng bố két tiếng Al Qaeda còn đã công khai trên báo chí, về khả năng chúng sẽ gây chấn động ở giải bóng đá lớn nhất hành tinh bằng cách đánh bom các trận đấu đang diễn ra.

Một trong số những mục tiêu của Al Qaeda được cho là trận đấu giữa Mỹ và Anh vào ngày 12/6 tới đây ở Rustenberg. Không những thế, ngoài 2 “kẻ thù” truyền thống này, ngay cả các đội tuyển khác như Đức, Pháp… cũng bị Al Qaeda gửi lời đe dọa: “Liệu các đội tuyển này có được an toàn ở khách sạn, ở công viên và những nơi họ sẽ đi qua. Đây là lúc để tiến hành chiến tranh ở các sân vận động. Nam Phi sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các phi vụ tấn công”. Tổ chức khủng bố Hồi giáo này khẳng định thẳng thừng trên trên Sumood Media Brigades, kênh thông tin của Al Qaeda.

Trước đó, hồi tháng 12, cảnh sát nước này cũng đã nhận được 2 cú điện thoại đe dọa đánh bom tại Trung tâm hội nghị quốc tế Cape Town chỉ vài giờ khi nó chuẩn bị đón tiếp các đại biểu đến dự lễ bốc thăm. Tuy nhiên, rất may sau đó cảnh sát đã phanh phui đó chỉ là trò đùa của 2 kẻ quá khích.

Những diễn biến này rõ ràng khiến các đội tuyển tham dự VCK World Cup 2010 không thể yên tâm. Cho dù Bộ trưởng An ninh Nam Phi, ông Nathi Mthethwa đã tuyên bố: nước chủ nhà của World Cup sẵn sàng đối phó với mọi tình huống kể cả… đối phương có sử dụng vũ khí hóa học lẫn hạt nhân.

An ninh tại VCK World Cup 2010: Sống trong sợ hãi
Nhân viên an ninh Nam Phi diễn tập chống cướp máy bay tại VCK Workd Cup 2010

Thực tế, công bằng mà nói nước chủ nhà cũng đã có rất nhiều nỗ lực để đảm bảo an ninh cho VCK World Cup đầu tiên mà Lục địa đen đăng cai tổ chức. Chính phủ của tổng thống Zuma đã cho thay một loạt máy quét tại các sân bay và tăng cường thêm camera quan sát tại những nơi công cộng (trong và xung quanh sân vận động được trang bị tới 174 camera để giám sát tối đa mọi diễn biến có thể)

Nam Phi cũng đã huy động số nhân viên kỉ lục (tới 41.000 người) để làm công tác an ninh trong thời gian VCK diễn ra. Chỉ riêng việc duy trì lực lượng khổng lồ này trong 1 tháng diễn ra sự kiện cũng đã tiêu tốn 71 triệu USD. Đó là chưa kể tới 74,5 triệu USD khác đã được chi để trang bị “đến tận chân răng” cho đội quân này với một loạt trực thăng, máy bay không người lái, đại bác bắn nước (để dẹp đám đông), 100 chiếc BMW hộ tống… Ngoài ra, Chính phủ nước này cũng đã quyết định “khuyến mãi” điều động quân đội tham gia bảo vệ (hoạt động này sẽ không tính vào chi phí tổ chức của FIFA).

Đồng thời, Nam Phi còn đang thực hiện kế hoạch trục xuất những người nhập cư, những người vô gia cư ra khỏi các thành phố đăng cai tổ chức World Cup. Cảnh sát Johannesburg đã bắt cưỡng chế và di rời hơn 800 túp lều của những người vô gia cư khỏi thành phố hàng trăm dặm. Ở Cape Town, nơi Anh sẽ đối đầu với Algeria vào ngày 18/6, cũng đã có 1450 gia đình phải di rời khỏi nơi cư ngụ tạm bợ hiện tại.

An ninh tại VCK World Cup 2010: Sống trong sợ hãi
Nhưng nó cũng không ngăn được các CĐV đi cổ vũ bóng đá với.... áo chống đạn

Chỉ có điều tất cả những điều đó cũng không ngăn World Cup 2010 trở thành kì World Cup lần đầu tiên trong lịch sử, hành trang của các CĐV và các đội tuyển đến dự World Cup phải ccó cả áo chống đạn. Đến mức, công ty Protektor Vest của Anh còn đã nhanh nhẹn rao bán những chiếc áo chống đạn có in quốc kỳ của các đội tuyển với giá 69 USD để CĐV vừa bảo đảm sự an toàn, mà vẫn có thể cổ vũ đội bóng mình yêu thích.

Thật đúng là một kì World Cup sống trong sợ hãi!

Hải Hà

Theo DV

Bạn có thể quan tâm