Tết là dịp nghỉ ngơi đúng nghĩa của cả trẻ em và người lớn. Suy nghĩ “Tết mà” khiến phần lớn người Việt đề cao tính hưởng thụ trong những ngày này. Người lớn ăn uống thoải mái, trẻ nhỏ cũng được “thả phanh” với bánh, mứt, kẹo, nước ngọt… Điều đáng lo là trong suốt 1-2 tuần Tết, nếu thực đơn này lặp đi lặp lại sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất cân bằng dinh dưỡng. Để đảm bảo sức khỏe, cả gia đình nên ăn Tết sao cho đúng?
Hạn chế bánh kẹo, nước ngọt
Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), trẻ em không nên tiêu thụ quá 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Trong khi đó, một lon nước ngọt, 40-50 g mứt hay 14 viên kẹo sẽ chứa khoảng 145 kcal, gần bằng một bát cơm.
Việc trẻ thoải mái ăn uống đồ ngọt trong dịp Tết không chỉ khiến con thấy ngang bụng, bỏ bữa chính, mà còn có nguy cơ gây hại đến sức khỏe và giảm đề kháng vì cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất.
Ăn nhiều đồ ngọt khiến trẻ dễ bỏ bữa chính vì ngang bụng. |
Do vậy, để ngày Tết của cả nhà luôn vui mà vẫn đảm bảo sức khỏe, cha mẹ nên quy định cụ thể lượng đồ ngọt trẻ được phép ăn, thời điểm ăn nên sau bữa chính. Đồng thời, thay vì mua nhiều bánh kẹo, nước ngọt, phụ huynh có thể giảm bớt và thay bằng các loại hạt dinh dưỡng như hạnh nhân, macca, óc chó…
Ăn đủ bữa, đúng giờ
Những ngày Tết với các chuyến về quê, chúc Tết hay tụ họp khiến lịch sinh hoạt của cả nhà phần nào đảo lộn. Việc thức khuya hơn để vui chơi, ngủ nướng bỏ bữa sáng rồi ăn bù vào buổi trưa hay tối có thể khiến hệ tiêu hóa của cả nhà, đặc biệt ở trẻ, phản ứng tiêu cực.
Cụ thể, bỏ bữa có thể dẫn đến đau dạ dày, giảm lượng đường trong máu, ảnh hưởng quá trình trao đổi chất… Còn ăn dồn bữa làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, khó tiêu, tăng cân nhanh. Với trẻ em, việc ăn linh tinh kéo dài tiềm ẩn nguy cơ rối loạn tiêu hóa, tạo thói quen không tốt, làm con biếng ăn sau Tết.
Ngày Tết, cả nhà vẫn cần duy trì ăn uống đầy đủ, đúng giờ. |
Để hạn chế, phụ huynh nên duy trì 3 bữa chính trong dịp Tết giống ngày thường. Theo trang tin Boldsky, khung giờ lý tưởng cho 3 bữa chính là 7h-8h cho bữa sáng, 12h30-14h cho bữa trưa và 18-21h cho bữa tối. Với trẻ nhỏ, giờ ăn trưa và tối có thể sớm hơn để phù hợp với lịch vui chơi, ngủ nghỉ.
Bổ sung sữa tươi để cân bằng các nhóm dưỡng chất
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, để đảm bảo sức khỏe cần cân đối 4 nhóm đạm - béo - bột đường - vi khoáng. Tuy nhiên trong ngày Tết, người Việt thường tiêu thụ lượng lớn bánh nhiều tinh bột, đồ ngọt hay đồ giàu đạm mà thiếu rau xanh, quả chín - là nhóm thực phẩm giàu chất xơ và vi khoáng.
Cụ thể, nhóm chất đạm và béo có nhiều trong các món thịt nguội, giò chả, thịt kho trứng,… Trong khi đó, bánh chưng, bánh tét chứa nhiều bột đường, đạm, béo nhưng thiếu chất xơ. Do vậy, thời điểm phù hợp để ăn các thực phẩm này là buổi sáng hoặc trưa; sau đó ăn món nhiều chất xơ như salad, rau, trái cây,… vào buổi chiều, tối để cân bằng lại.
Thực đơn ngày Tết cần cân bằng 4 nhóm dưỡng chất. |
Riêng với trẻ em, mẹ nên bổ sung sữa tươi vào khẩu phần ăn hoặc bữa phụ hàng ngày. Bởi sữa là nguồn cung cấp hầu hết dưỡng chất cần thiết với tỷ lệ cân đối. Đơn cử, một hộp sữa tươi 180 ml không chỉ chứa đạm, béo, carbohydrate mà còn gồm 7 loại vitamin và 8 khoáng chất.
Thêm một hộp sữa tươi Cô Gái Hà Lan vào bữa sáng có thể đáp ứng khoảng 12% năng lượng trong ngày cho cơ thể, giúp trẻ khởi động ngày mới đầy hăng hái. Mỗi ngày 2-3 hộp sữa, nỗi lo con ham vui mà ăn uống “lệch chuẩn” trong dịp Tết của cha mẹ sẽ vơi đi phần nào vì con vẫn duy trì được chế độ dinh dưỡng đảm bảo, cân bằng.
Zing News phối hợp với nhãn hàng Cô Gái Hà Lan thực hiện tuyến nội dung “Tips hay mỗi ngày, Tết này khỏe thêm”, mang đến gợi ý hữu ích trong dịp Tết để mẹ chuẩn bị những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, cùng hoạt động gắn kết tình thân, giúp bé có được nền tảng sức khoẻ vững vàng từ sữa tươi Cô Gái Hà Lan. Độc giả tìm hiểu thêm về sữa an toàn vượt chuẩn 11 lần của Cô Gái Hà Lan tại đây.
Bình luận