Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ấn Độ trình làng tàu sân bay tự đóng đầu tiên

Ấn Độ ngày 2/9 đã gia nhập hàng ngũ cường quốc hải quân trên thế giới khi đưa vào vận hành mẫu hạm đầu tiên được chế tạo trong nước, chiếc INS Vikrant.

Với tàu Vikrant trị giá 3 tỷ USD, Ấn Độ là một trong số ít quốc gia có hơn một tàu sân bay đang hoạt động, và trở thành quốc gia thứ 3, sau Anh và Trung Quốc, đưa vào vận hành một tàu sân bay tự chế tạo trong vòng 3 năm qua, CNN đưa tin.

"Mục tiêu có thể khó khăn, thách thức có thể lớn, nhưng khi Ấn Độ quyết tâm, không có mục tiêu nào là không thể", Thủ tướng Narendra Modi phát biểu tại buổi lễ ở Nhà máy đóng tàu Cochin ở bang Kerala, miền Nam Ấn Độ, trước khi lên tàu sân bay và treo cờ hải quân mới của đất nước.

tau san bay An Do anh 1

Tàu sân bay Vikrant của Ấn Độ. Ảnh: Tân Hoa xã.

"Cho đến nay, loại tàu sân bay này chỉ được chế tạo bởi các nước phát triển. Ngày nay, Ấn Độ khi gia nhập đường đua này đã tiến thêm một bước nữa để trở thành một quốc gia phát triển", ông Modi nói và cho biết thêm khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vẫn là "một ưu tiên an ninh chính" của đất nước.

John Bradford, chuyên gia cao cấp tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho biết cam kết của Ấn Độ đối với con tàu phản ánh "tầm nhìn dài hạn của nước này trong việc duy trì một lực lượng hải quân đẳng cấp thế giới”.

"Các lực lượng hải quân lớn - bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Anh - đang tăng gấp đôi đầu tư vào tàu sân bay của họ. Theo đó, Ấn Độ đang tiếp tục bắt nhịp”, ông Bradford nói.

Với lượng choán nước khoảng 40.000 tấn, Vikrant nhỏ hơn một chút so với INS Vikramaditya - được cải tiến lại từ chiếc tàu thời Liên Xô mà Ấn Độ mua từ Nga vào năm 2004 - và các tàu sân bay của Mỹ, Trung Quốc và Anh.

Khi đi vào hoạt động hoàn chỉnh trong vài năm tới, Vikrant sẽ mang theo 30 máy bay, bao gồm máy bay chiến đấu MiG-29K, trực thăng, cũng như các hệ thống phòng thủ, trong đó có tên lửa đối không.

Vikrant được trang bị bốn động cơ turbine khí, tốc độ tối đa của tàu ước tính là 52 km/h, với phạm vi hoạt động 13.890 km.

Tập đoàn gánh nợ chồng chất, tỷ phú Ấn Độ vẫn giàu thứ 3 thế giới

Tài sản của tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani đã tăng vọt khi ông ủng hộ kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển năng lượng xanh của Thủ tướng Narendra Modi.

Giữa căng thẳng, Ấn Độ tố Trung Quốc quân sự hóa eo biển Đài Loan

Đại sứ quán Ấn Độ tại Sri Lanka hôm 28/8 cáo buộc Trung Quốc “quân sự hóa eo biển Đài Loan”. Đây là lần đầu tiên Ấn Độ sử dụng thuật ngữ này, Guardian cho biết.

Hồng Ngọc

Bạn có thể quan tâm