Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Ấn Độ Dương nóng lên góp phần gây lũ lụt ở Nhật Bản và Trung Quốc'

Mùa mưa lớn gây lũ lụt ở Trung Quốc và Nhật Bản năm nay là do nhiệt độ nước biển ở Ấn Độ Dương nóng lên, theo các chuyên gia.

Mưa lớn ở Trung Quốc đã gây ra lũ lụt dọc theo sông Dương Tử và các con sông khác. Nước lũ cũng làm hàng chục người thiệt mạng và tăng sức ép lên đập Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới.

Ít nhất 40 triệu người Trung Quốc - bằng dân số của Brunei, Malaysia và Singapore cộng lại - sinh sống trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, bao gồm lưu vực của hơn 400 con sông nhỏ và các nhánh của sông Dương Tử, theo Nikkei Asian Review.

Tại Nhật Bản, mùa mưa đã chính thức kết thúc hôm 20/7 ở vùng Amami thuộc tỉnh Kagoshima, thời điểm mùa mưa kết thúc trễ nhất kể từ năm 1951. Tuy nhiên, ở những khu vực còn lại của Nhật Bản, mưa vẫn tiếp diễn. Chỉ trong 10 ngày đầu tháng 7, lượng mưa Nhật Bản đạt tổng cộng 208,3 m tại gần 1.000 trạm đo mưa trên cả nước. Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, đây là lượng mưa nhiều nhất được ghi nhận trong 38 năm qua.

Mưa lớn ở cả hai nơi được cho là do frông thời tiết liên quan đến gió mùa xuân và mùa hè của khu vực không dịch chuyển. Ngày càng nhiều chuyên gia cho rằng nhiệt độ mặt nước biển ấm hơn bình thường ở Ấn Độ Dương đã gây nên điều này.

lu lut o Trung Quoc anh 1

Đập Tam hiệp ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc xả lũ hôm 19/7. Ảnh: AP.

Nhiệt độ nước biển cao hơn tạo ra những luồng không khí ấm áp, tăng cường hoạt động đối lưu, theo ông Hisashi Nakamura, giáo sư tại Đại học Tokyo. Khối khí này trôi về phía Biển Philippines và đi xuống, gặp các luồng không khí đi lên của khu vực, làm suy yếu hoạt động đối lưu trong hệ thống.

Kết quả là khu vực có áp lực cao ở Thái Bình Dương thường đi về phía bắc và đẩy frông theo lại nằm ở khu vực hoạt động đối lưu yếu trên Biển Philippines. Frông vì vậy "đứng yên mà không bị đẩy ra phía bắc", ông Nakamura nói.

Điều này khiến frông có thể hấp thụ một lượng lớn độ ẩm và gây mưa nhiều hơn trên khu vực.

Trong khi phân tích độ ẩm khí quyển, giáo sư Kazuhisa Tsuboki của Đại học Nagoya đã xác định được một hành lang hẹp gọi là sông khí quyển. "Con sông" rộng khoảng 500 km này đã mang theo khoảng 500.000 đến 600.000 tấn hơi nước mỗi giây từ Ấn Độ Dương và Biển Đông đến frông trong thời gian 10 ngày, tạo ra những cơn mưa giông.

Tổng lượng hơi nước "cao hơn gấp ba lần so với trận lụt phía tây Nhật Bản" năm 2018, ông Tsuboki nói.

Điều đó đã dẫn đến những trận mưa lớn bất thường ở Nhật Bản. Tổng cộng có 82 trận mưa với lượng mưa vượt quá 50 mm mỗi giờ được ghi nhận tại đây trong 10 ngày đầu tháng 7, phá vỡ kỷ lục trước đó.

Các nhà khoa học dự đoán frông này sẽ còn tiếp tục đứng yên trong một khoảng thời gian nữa. Do đó, cả Nhật Bản và Trung Quốc đều không thể lơ là.

Trung Quốc chặn nước sông để cứu hồ giữa lũ lụt lịch sử

Cuộc sống của gần 3,7 triệu dân ở tỉnh An Huy, Trung Quốc, bị ảnh hưởng bởi mưa to và ngập lụt, chính quyền tại đây đã phải chặn nước từ sông chảy vào một hồ nước ngọt lớn.

Tê giác quý hiếm chết đuối trong lũ lụt ở Ấn Độ

Hơn 100 cá thể động vật hoang dã, bao gồm ít nhất 8 con tê giác quý hiếm, đã chết trong trận lụt gần đây tại công viên quốc gia Kaziranga ở phía đông bắc Ấn Độ.

Như Trần

Bạn có thể quan tâm