Trung Quốc chặn nước sông để cứu hồ giữa lũ lụt lịch sử
Thứ ba, 21/7/2020 09:23 (GMT+7)
09:23 21/7/2020
Cuộc sống của gần 3,7 triệu dân ở tỉnh An Huy, Trung Quốc, bị ảnh hưởng bởi mưa to và ngập lụt, chính quyền tại đây đã phải chặn nước từ sông chảy vào một hồ nước ngọt lớn.
Ảnh chụp thị trấn Guzhen, thuộc tỉnh An Huy ở phía đông Trung Quốc, từ trên không. Kể từ ngày 2/7, những trận mưa to liên tiếp đã ảnh hưởng đến cuộc sống của 3,64 triệu dân tại tỉnh này, buộc hơn 600.000 người phải sơ tán khỏi nơi cư trú. Ảnh: Xinhua.
Sào Hồ, hồ nước ngọt lớn thứ 5 của Trung Quốc và thuộc tỉnh An Huy, ghi nhận mực nước dâng cao kỷ lục vào ngày 19/7 sau những trận mưa to liên tiếp. Mực nước đo được ở hai trạm thủy văn của Sào Hồ lần lượt là 12,82 m và 12,77 m vào trưa ngày 19/7, cao hơn mốc kỷ lục trước đó được ghi nhận vào tháng 7/1991. Ảnh: Xinhua.
Để đối phó với lũ lụt, tỉnh An Huy đã kích hoạt kế hoạch ứng phó khẩn cấp ở mức cao nhất. Vào ngày 19/7, chính quyền đã chặn một dòng sông tiếp tục chảy vào Sào Hồ, đồng thời tiếp tục bơm nước ra sông Dương Tử. Ảnh: Xinhua.
Người dân được hỗ trợ sơ tán khỏi nơi cư trú. Lưu vực thoát nước của Sào Hồ là nơi sinh sống của hơn 10 triệu dân của năm thành phố thuộc tỉnh An Huy, bao gồm thủ phủ Hợp Phì. Ảnh: Xinhua.
Một lối đi bị nhấn chìm trong nước lũ ở bên bờ sông Dương Tử đi qua địa phận Nam Kinh, thuộc tỉnh Giang Tô ở miền đông Trung Quốc. Người dân Trung Quốc đang trải qua trận lũ lụt nghiêm trọng. Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc cho biết cuộc sống của gần 24 triệu người thuộc 24 tỉnh của nước này đã bị ảnh hưởng kể từ đầu tháng 7. Ảnh: AFP.
Thiệt hại kinh tế do lũ lụt gây ra ước tính đạt 64,39 tỷ Nhân dân tệ (9,19 tỷ USD). Các tỉnh bị ảnh hưởng nặng gồm Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc và Hồ Nam. 31 người đã chết hoặc mất tích. Hơn 2 triệu người phải sơ tán. Ảnh: AFP.
Giới chức ở tỉnh An Huy phía đông Trung Quốc dùng thuốc nổ phá hai đoạn đê sông Trừ, nhánh cấp 1 của sông Trường Giang, để hạ mực nước đang tăng nhanh trong những ngày qua.
Cùng với việc đập Tam Hiệp cắt được đỉnh lũ số 2, truyền thông Trung Quốc cũng bác bỏ những tin đồn liên quan đến tình trạng và năng lực của công trình thủy điện lớn nhất thế giới.