Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ấn Độ cùng Mỹ, Nhật tạo trật tự mới đối phó Trung Quốc

Trước việc Trung Quốc quyết liệt thúc đẩy các hoạt động quân sự ở Biển Đông, Mỹ vạch ra kế hoạch liên kết Ấn Độ và Nhật Bản để hình thành trật tự an ninh hàng hải mới tại châu Á.

Đầu tuần này, một đội tàu sân bay Mỹ cùng các tàu chiến Nhật Bản và Ấn Độ tham gia tập trận chung Malabar với nội dung chống tàu ngầm, phòng không và tìm kiếm cứu nạn. Đây là một trong những cuộc tập trận lớn và quy mô mà 3 nước này từng phối hợp tổ chức.

Tại tập trận Malabar, Ấn Độ điều các tàu chiến tàng hình, tàu chở tên lửa dẫn đường và một đội tàu hỗ trợ tới tham dự. Malabar là tập trận thường niên giữa Mỹ và Ấn Độ, với sự tham gia tích cực của Nhật Bản kể từ năm 2014.

Một sĩ quan trên tàu USS John C. Stennis tham gia tập trận cho biết, Trung Quốc đã điều tàu hải giám theo dõi các hoạt động này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cũng lên tiếng rằng "Bắc Kinh hy vọng việc diễn tập sẽ góp phần vào an ninh, hòa bình và ổn định khu vực".

My Nhat An doi pho Trung Quoc anh 1
Máy bay Mỹ trên tàu sân bay USS John C. Stennis tham gia tập trận Malabar với Ấn Độ và Nhật Bản. Ảnh: Reuters

Trung Quốc buộc Ấn Độ xích lại gần Mỹ

Nếu như Nhật Bản vốn là đồng minh lâu đời và hợp tác chặt chẽ về quốc phòng của Mỹ, thì Ấn Độ là nước mà Mỹ đang tích cực tăng cường quan hệ chiến lược trong thời gian gần đây.

Trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy làm thay đổi cán cân quyền lực, Washington muốn khuyến khích New Delhi đóng vai trò tích cực hơn, không chỉ ở Ấn Độ Dương mà cả Thái Bình Dương.

Từ trước đến nay, Ấn Độ luôn giữ quan điểm trung lập và không đứng về bên nào nên có thể không đồng ý tham gia bất kỳ liên minh quân sự chính thức. Tuy nhiên, kể từ năm ngoái, 3 nước Mỹ - Nhật - Ấn đã bắt đầu những cuộc đàm phán 3 bên cấp bộ trưởng quốc phòng.

Việc củng cố những mối quan hệ này là mục tiêu quan trọng đối với Mỹ để đối phó tình hình Trung Quốc gia tăng quân sự hóa trên Biển Đông. Tại khu vực, các nước Đông Nam Á vẫn còn những chia rẽ để đưa ra lập trường chung đối với các hành động của Trung Quốc. Trong khi khả năng quân sự của mỗi nước vẫn còn hạn chế để quản lý tình hình an ninh khu vực.

Do vậy, khi đến thăm Mỹ tuần trước, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói "việc không có một cơ chế an ninh được đồng thuận đã tạo ra những sự không chắc chắn" ở châu Á. Ông Modi nhấn mạnh mối quan hệ đối tác vững mạnh với Mỹ sẽ bảo đảm tự do và an ninh hàng hải ở các vùng biển trong khu vực.

My Nhat An doi pho Trung Quoc anh 2
Các quan chức hải quân Ấn - Nhật - Mỹ tại tập trận Malabar 2016. Ảnh: Navy.mil

Ấn Độ cảnh giác tham vọng của Trung Quốc

Ngoài những tham vọng ở Biển Đông, Trung Quốc cũng đang hướng sự quan tâm đến Ấn Độ Dương, muốn tăng cường hiện diện hải quân ở vùng biển này. Để thực hiện ý đồ, Bắc Kinh đã tích cực gia tăng ảnh hưởng với các nước láng giềng của Ấn Độ trong khu vực Nam Á, đầu tư nhiều dự án hạ tầng vào đây. Những toan tính của Trung Quốc khiến quốc gia đông dân thứ 2 thế giới phải tăng cường cảnh giác.

Do đó, từ một giai đoạn nghi ngờ lẫn nhau trong Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ buộc phải "làm ấm" quan hệ với Mỹ. Một trong những thỏa thuận hợp tác quốc phòng quan trọng giữa Mỹ - Ấn công bố đầu năm 2016 là thỏa thuận hợp tác về hậu cần quân sự.

Theo đó, các bên được sử dụng căn cứ quân sự của nhau trong các hoạt động sửa chữa và tiếp tế. Washington và New Delhi cũng hướng tới hợp tác sản xuất quốc phòng, điều sẽ khiến Ấn Độ tiếp cận với công nghệ vũ khí hiện đại của Mỹ.

Thủ tướng Modi đã tuyên bố kế hoạch chi hàng tỷ USD để nâng cấp sức mạnh cho Hải quân Ấn Độ nhưng nước này vẫn cần một khoảng thời gian để đủ thực lực vươn ra ngoài Ấn Độ Dương.

Mối quan hệ giữa Ấn Độ với Nhật Bản cũng được tăng cường theo thời gian. Hai nước đã tuyên bố thiết lập "quan hệ đối tác chiến lược" và nhất trí tăng cường hợp tác an ninh.

Hồi tháng 12/2015, khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thăm Ấn Độ, ông và người đồng cấp đã nhất trí hợp tác đầu tư về các dự án hạ tầng ở Nam Á, nhằm làm suy giảm ảnh hưởng của Trung Quốc.

ASEAN khó tạo lập trường thống nhất trước Trung Quốc

Việc tuyên bố chung của Hội nghị đặc biệt Ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc được công bố nhưng nhanh chóng bị thu hồi, cho thấy Trung Quốc ngày càng có ảnh hưởng với nội bộ ASEAN.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Trung Quốc đang tự cô lập mình

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ngày 4/6, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter chỉ trích mạnh mẽ các hành động gây lo ngại Trung Quốc tiến hành thời gian qua trên Biển Đông.

Minh Anh (Theo WSJ)

Bạn có thể quan tâm