Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Alaska xé bỏ dự án khí đốt khủng với Trung Quốc do lo ngại an ninh

Một kế hoạch đẩy nhanh dự án khí tự nhiên hóa lỏng của bang Alaska và đối tác Trung Quốc đã bị hủy bỏ do những lo ngại về an ninh từ chính quyền mới của bang này.

Kế hoạch ra đời dưới thời cựu thống đốc bang Alaska Bill Walker, đã bị người kế nhiệm của ông, Thống đốc Mike Dunleavy hủy bỏ, theo Alaska Journal of Commerce.

Joe Dubler, giám đốc tạm thời của tập đoàn Alaska Gasline Development, cho biết tập đoàn thay mặt bang Alaska sẽ không gia hạn thỏa thuận vô trách nhiệm với 3 công ty Trung Quốc cho phép mua tới 75% khí tự nhiên hóa lỏng của dự án để đổi lấy một phần tài chính tương ứng cần thiết.

Bang Alaska rut khoi du an khi dot voi Trung Quoc anh 1
Cựu Thống đốc bang Alaska Bill Walker bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 4/2017. Ảnh: AP.

Ông Dubler đã trình bày điều này gần đây trước ủy ban lập pháp tiểu bang và cho biết dự án đã bị dừng lại. Lý do xuất phát từ việc chính quyền Dunleavy không muốn đánh đổi bằng những rủi ro mà bang Alaska phải gánh chịu để hoàn thành dự án.

Tuy nhiên, ông Dunleavy không trình bày cụ thể các rủi ro.

Thỏa thuận về dự án được ký kết trong sự phô trương vào năm 2017, trước sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ông Dubler cho biết tập đoàn của ông đã triển khai dự án kể từ khi tiếp quản vào cuối năm 2016. Điều đó nói lên sự quan tâm của quốc tế đối với dự án khí hóa lỏng của Alaska.

Tuy nhiên, ông nói rằng "còn nhiều việc cần làm" trước khi dự án được hoàn thiện.

Tập đoàn đang thu hẹp quy mô và các nhân viên ở lại sẽ phải tập trung hoàn thành một quy trình đánh giá môi trường của Ủy ban Điều tiết Năng lượng Liên bang.

Thống đốc Dunleavy cho biết ông muốn bang Alaska rút lui khỏi "sứ mệnh" dẫn dắt dự án, thay vào đó, sẽ đưa các đối tác, chẳng hạn như các công ty dầu khí lớn, tiếp quản nó.

Timor Leste bác tin vay 16 tỷ USD từ TQ cho dự án khí đốt

Công ty khí đốt thuộc sở hữu nhà nước của Timor Leste phủ nhận thông tin sẽ vay 16 tỷ USD từ ngân hàng Exim của Trung Quốc để tài trợ cho dự án Greater Sunrise.

Tiền Trung Quốc đổ vào đã khiến Campuchia trở nên bất an, xa lạ

Campuchia có lẽ là nơi mà ảnh hưởng của sức mạnh đồng tiền từ Bắc Kinh thể hiện rõ nhất. Và những câu chuyện từ đây cũng là bài học về mặt trái của đầu tư Trung Quốc.


Hà Lan

Bạn có thể quan tâm