Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

AirAsia chấm dứt liên doanh Thiên Minh, lần thứ 4 lỡ hẹn vào Việt Nam

Theo một thông cáo từ AirAsia ngày 18/4, hãng sẽ chấm dứt liên doanh với Thiên Minh và Hải Âu, đánh dấu lần thứ 4 thất bại trong việc gia nhập thị trường Việt Nam.

Việc chấm dứt quan hệ đối tác giữa AirAsia với Thiên Minh và Hải Âu, những đơn vị mà hãng đã hợp tác để thành lập hãng hàng không liên doanh tại Việt Nam, bắt đầu từ 17/4.

"Công ty xin thông báo rằng công ty con mà chúng tôi sở hữu toàn phần AirAsia Investment Limited, cùng sự liên doanh với công ty TNHH Thiên Minh và công ty CP. Hải Âu, đã đồng tình chấm dứt hợp tác và giải phóng các bên khỏi các điều khoản hợp đồng có liên quan đến việc thành lập liên doanh tại Việt Nam, có hiệu lực từ 17/4/2019 ", thông báo của AirAsia nêu rõ.

Cũng trong thông báo, AirAsia cho hay hãng “vẫn quan tâm đến việc lập một hãng bay giá rẻ ở Việt Nam vì vị trí địa lý lý tưởng, tốc độ tăng trưởng mạnh và dư địa phát triển của thị trường”.

Zing.vn liên hệ với ông Trần Trọng Kiên, CEO của Thiên Minh Group, về việc này nhưng ông cáo bận và hẹn sẽ trao đổi sau.

airasia khong vao duoc Viet Nam anh 1
AirAsia một lần nữa thất bại trong việc lập liên doanh tại Việt Nam. Ảnh: AirAsia.

Vào tháng 12/2018 khi AirAsia đàm phán thành công thương vụ thiết lập liên doanh với công ty TNHH Thiên Minh và công ty CP. Hải Âu, các pháp nhân thuộc Thiên Minh Group, vào nửa cuối năm 2019. AirAsia sẽ nắm 30% cổ phần của liên doanh này.

Nỗ lực nghiêm túc đầu tiên của AirAsia để gia nhập thị trường Việt Nam là vào năm 2007 khi hãng muốn thành lập liên doanh với Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), trong đó AirAsia nắm 30% cổ phần.

Truyền thông Việt Nam khi đó cho hay quan hệ đối tác này đã không thành bởi cơ quan chức năng khi đó không mặn mà với việc cấp phép cho hãng bay mới, đặc biệt là các hãng có đầu tư nước ngoài.

Ba năm sau, vào năm 2010, AirAsia thử liên doanh với chính Vietjet Air. Tuy nhiên giống như nỗ lực không thành trước đó, hai bên không thể bắt tay hợp tác.

Trước đó, đại diện AirAsia khẳng định hãng vẫn đang cùng Thiên Minh Group chuẩn bị để đưa liên doanh AirAsia Việt Nam cất cánh trong thời gian sớm nhất, dự kiến là quý II/2019.

Sân bay 86 triệu USD bỏ hoang suốt 18 năm Không có máy bay nào cất cánh hoặc hạ cánh tại sân bay quốc tế Yasser Arafat trong suốt 18 năm qua.

Ngô Minh

Bạn có thể quan tâm