Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Ai nói 'Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ?' trong múa rối nước?

Các chàng trai H’Mông khi thể hiện tình cảm với cô gái thường dùng loại nhạc cụ gì?

Ai noi 'Toi ra day co phai xung danh khong nhi?' trong mua roi nuoc? anh 1

Câu 1: Đàn tranh có bao nhiêu dây?

  • 12 dây
  • 13 dây
  • 15 dây
  • 16 dây

Đàn tranh còn gọi là đàn thập lục vì có 16 dây, là nhạc cụ của người Kinh. Đàn thuộc họ dây chi gảy có hình hộp dài. Khung đàn hình thang có chiều dài 110-120cm. Đầu lớn rộng khoảng 25-30cm là đầu có lỗ và con chắn để mắc dây. Đầu nhỏ rộng 15-20cm gắn 16 khóa lên dây chéo qua mặt đàn. Mặt đàn làm bằng ván gỗ ngô đồng uốn hình vòm. Ngựa đàn (con nhạn) nằm ở khoảng giữa để gác dây và có thể di chuyển để điều chỉnh âm thanh. Khi biểu diễn nghệ nhân thường đeo 3 móng gảy vào ngón cái, trỏ và giữa để gảy. Móng gảy làm bằng các chất liệu khác nhau như kim loại, sừng hoặc đồi mồi. Âm sắc đàn tranh trong trẻo thể hiện tốt các điệu nhạc vui tươi, trong sáng nên thường được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho ngâm thơ, hát, tham gia trong các dàn nhạc tài tử, phường bát âm, dàn nhã nhạc và các dàn nhạc dân tộc tổng hợp.

Ai noi 'Toi ra day co phai xung danh khong nhi?' trong mua roi nuoc? anh 2

Câu 2: Thắng cảnh nổi tiếng nào tại thành phố Uông Bí có mặt trong bài hát Trên đỉnh Phù Vân của nhạc sĩ Phó Đức Phương?

  • Động Bảo Phúc
  • Núi Yên Tử
  • Bãi Cháy
  • Núi Bài Thơ

Núi Yên Tử là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vốn là là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử. Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn. Trong bài hát Trên đỉnh Phù Vân có câu: “Mênh mênh mang mang Phù Vân Yên Tử”.

Ai noi 'Toi ra day co phai xung danh khong nhi?' trong mua roi nuoc? anh 3

Câu 3: Trong bộ phim hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc mang tên Nguyễn Ái Quốc ở Hng Kông, diễn viên Trần Lực đóng vai nhân vật nào?

  • Hồ Tùng Mậu
  • Nguyễn Đức Cảnh
  • Tống Văn Sơ
  • Nguyễn Sơn

Trong bộ phim Nguyễn Ái Quốc ở Hng Kông, diễn viên người Việt Nam Trần Lực đã đóng vai nhân vật Tống Văn Sơ rất thành công là tên gọi, bí danh của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh lúc đó. Bộ phim lấy bối cảnh của năm 1933 là năm Nguyễn Ái Quốc có mặt ở Hồng Kông hoạt động nhưng bị nhà cầm quyền Anh bắt. Sau nhờ sự can thiệp của luật sư người Anh Loseby nên được thả ra khỏi nhà tù Victoria.

Ai noi 'Toi ra day co phai xung danh khong nhi?' trong mua roi nuoc? anh 4

Câu 4: Trong bài hát Trương Chi của cố nhạc sĩ Văn Cao, ai đã nghe tiếng sáo, tiếng hát của chàng Trương Chi?

  • Ngọc Hoa
  • Mỵ Nương
  • Tiên Dung
  • Mỵ Châu

Mỵ Nương là người đã nghe tiếng sáo, tiếng hát của Trương Chi. Cụ thể lời bài hát: “Tây hiên Mỵ Nương khi nghe tiếng ngân. Hò khoan mơ bóng con đò trôi. Giai nhân cười nép trăng sáng lả lơi, lả lơi bên trời”. Bài hát tái hiện lại câu chuyện tình giữa chàng Trương Chi nghèo hèn, xấu xí nhưng hát hay, thổi sáo giỏi với Mỵ Nương, cũng là khát vọng cho tình yêu tự do được tác giả gửi gắm qua lời bài hát.

Ai noi 'Toi ra day co phai xung danh khong nhi?' trong mua roi nuoc? anh 5

Câu 5: Các chàng trai H’Mông khi thể hiện tình cảm với cô gái thường dùng loại nhạc cụ gì?

  • Kèn lá
  • Trống cơm
  • Khèn
  • Tò he gốm

Khèn là loại nhạc cụ trợ lực rất tốt cho các chàng trai H’Mông trong việc chinh phục trái tim cô gái nhân các lễ hội của bản làng. Các chàng trai vừa thổi khèn vừa múa trước mặt cô gái mình thích. Ai thổi khèn hay sẽ được nhiều thiếu nữ thầm yêu trộm nhớ. Khèn là nhạc cụ đa thanh có thể dùng độc tấu hay hòa tấu với nhiều nhạc cụ khác. Các ống được làm bằng tre, nứa nhỏ. Lưỡi gà bằng đồng hoặc tre. Bầu khèn bằng vỏ quả bầu khô rỗng ruột hoặc bằng loại gỗ dẻo. Số lượng ống thường chẵn từ 6 đến 14 ống. Ngoài dùng khèn, nam giới H’Mông còn dùng sáo để thổi thổ lộ tình cảm với cô gái mình yêu.

Ai noi 'Toi ra day co phai xung danh khong nhi?' trong mua roi nuoc? anh 6

Câu 6: Con sông nào được nhắc tới trong bài hát Tiểu đoàn 307?

  • Cửa Long giang
  • Tiền giang
  • Hậu giang
  • Sông Ba Lai

Cửa Long giang là con sông có mặt trong bài hát Tiểu đoàn 307 của nhạc sĩ Hữu Trí qua câu: “Ai đã từng đi qua sông Cửu Long giang, Cửu Long giang sóng trào nước xoáy, Cửu Long giang sóng trào nước xoáy. Ai đã từng nghe tiếng tiểu đoàn, tiếng tiểu đoàn 307”. Cửu Long giang trong thực tế là khúc sông Mekong chảy trên địa phận nước ta chia làm chín cửa đổ ra biển giống chín con rồng nên được gọi là Cửu Long giang.

Ai noi 'Toi ra day co phai xung danh khong nhi?' trong mua roi nuoc? anh 7

Câu 7: Nhân vật nào thường nói: “Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ?” trong nghệ thuật múa rối nước?

  • Thị Màu
  • Ngư ông
  • Chú Tễu
  • Chị mõ làng

Múa rối nước có mặt ở đồng bằng Bắc Bộ của Việt Nam. Loại hình nghệ thuật này thường diễn các tích trò dân gian, lao động sản xuất… tại các thủy đình. Múa rối nước thường mở màn, còn gọi là “dọn đám” với chú Tễu có bộ mặt cười, trang phục ngộ nghĩnh hở bụng, hai tay luôn chỉ trỏ giới thiệu vở diễn bằng câu nói: “Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ?” đem lại tiếng cười sảng khoái ngay lúc ban đầu cho khán giả.

Ai noi 'Toi ra day co phai xung danh khong nhi?' trong mua roi nuoc? anh 8

Câu 8: Những điệu “Nam ai”, “Nam bình” phổ biến ở tỉnh, thành nào?

  • Quảng Nam
  • Thừa Thiên Huế
  • Quảng Bình
  • Đà Nẵng

Điệu “Nam ai”, “Nam bình” phổ biến trong ca Huế xuất phát từ thực tế cuộc sống lao động. Điệu “Nam ai” có giọng điệu buồn thương ai oán. Điệu “Nam bình” có giọng điệu vui tươi ca ngợi sự yên vui của cuộc sống. Có thể bắt gặp điệu Nam ai, Nam bình trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải: “Mùa xuân tôi xin hát. Khúc Nam ai, Nam bình…”.

Trần Đình Ba

Bạn có thể quan tâm