Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ai làm tân Chủ tịch VFF?

Đây là vấn đề khiến ngành thể thao đau đầu trong thời gian vừa qua, nhưng vẫn chưa đưa ra được phương án khả thi trước thềm Đại hội nhiệm kỳ VIII VFF dự kiến diễn ra vào 3/2018.

Cụ thể theo công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hôm 18/9 mới đây, Bộ VH-TT&DL phải xây dựng đề án củng cố VFF, báo cáo Thủ tướng ngay trong tháng.

Trả lời báo chí, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ VH-TT&DL, ông Nguyễn Thái Bình cho biết, Bộ đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng. “Đây là nhiệm vụ phải làm. Bộ vừa qua đã có chỉ đạo để Tổng cục TDTT làm việc với VFF. Bóng đá là môn thể thao được công chúng quan tâm, lãnh đạo ngành thể thao cũng theo dõi rất sát sao để có chỉ đạo kịp thời”, ông Nguyễn Thái Bình cho biết.

Theo ông Nguyễn Thái Bình, trong tuần này dự kiến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ có cuộc làm việc với Bộ VH-TT&DL để nghe trình bày các vấn đề của bóng đá. Đề án củng cố VFF và các vấn đề liên quan tới bóng đá Việt Nam sau đó sẽ được báo cáo Thủ tướng. Một lãnh đạo cấp cao Tổng cục TDTT hôm qua cho biết: “Có nhiều vấn đề liên quan tới VFF và bóng đá Việt Nam, thời gian vừa qua đã được báo chí đề cập tới. Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới tình hình nội bộ VFF, nếu đúng như dư luận phản ánh là có sự mất đoàn kết thì rất không tốt. Các anh ấy không hợp tác được với nhau thì công việc khó suôn sẻ”.

Ai se lam tan chu tich VFF, anh 1
Chủ tịch đương nhiệm Lê Hùng Dũng không để lại nhiều dấu ấn và nhiều khả năng sẽ rút lui ở nhiệm kỳ mới. Ảnh: Tùng Lê.

Nếu đúng thời hạn, Đại hội nhiệm kỳ VIII BCH VFF sẽ được tổ chức trong tháng 3/2018. Chủ tịch Lê Hùng Dũng do vấn đề sức khoẻ, chắc chắn sẽ nghỉ, và việc tìm người kế nhiệm ông Dũng đang trở thành vấn đề gây đau đầu ngành thể thao. Một loạt ứng viên đã được nhắc tới, nhưng không người nào thoả mãn hết các yêu cầu đặt ra đối với vị trí Chủ tịch.

Câu hỏi đang được đặt ra hiện tại là nên hay không Chủ tịch VFF là một người nhà nước hay tiếp tục là doanh nhân. Theo tìm hiểu, hầu hết quan điểm trong ngành thể thao đều thiên về phương án đầu tiên. Lý do bởi bóng đá Việt Nam trong bối cảnh hiện tại rất cần được quản lý một cách sát sao, đảm bảo cho sự ổn định và phát triển.

“Tuy nhiên hiện tại chúng tôi được biết cũng chưa có bất kỳ quyết định chính thức nào. Quan điểm của tôi là dù người nhà nước hay doanh nhân, Chủ tịch VFF cũng phải có tâm và tầm để giải quyết được những vấn đề hiện nay của bóng đá Việt Nam”, lãnh đạo Tổng cục TDTT nói trên cho hay.

Bất đồng nội bộ tại Liên đoàn bóng đá Việt Nam Trong khi những vị lãnh đạo VFF lên tiếng phủ nhận việc bất đồng nội bộ tại VFF thì những phát ngôn của họ trên truyền thông lại hoàn toàn khác.

Cũng theo vị này, nếu đánh giá một cách tổng quát, bóng đá Việt Nam thời gian vừa qua đạt được khá nhiều thành tích, tập trung vào các môn bóng đá nữ, futsal và đào tạo trẻ. Việc các CLB chú trọng đầu tư cho đào tạo trẻ được xem là một tín hiệu tích cực, tạo tiền đề cho sự phát triển của bóng đá trong tương lai. Tuy nhiên, thành tích của các đội bóng đá nam từ U22 đến cấp độ ĐTQG lại chưa được tốt. Một trong những yêu cầu đặt ra để cải thiện thành tích cho ĐTQG là nâng cao chất lượng V.League, bởi đây là nơi để sàng lọc ra những cầu thủ tốt nhất cho đội tuyển.

Theo nhiều ý kiến, nâng cao chất lượng V.League, giải quyết được những vướng mắc hiện nay như mối quan hệ giữa các đội bóng, sự công bằng giữa các đội tham gia cuộc chơi sẽ là tiền đề để V.League trở nên hấp dẫn, từ đó nâng cao chất lượng. Đây là nhiệm vụ và cũng là thách thức đối với Chủ tịch cũng như BCH VFF nhiệm kỳ VIII. Một trong các ứng viên được nhắc tới, với khả năng giải quyết tốt thách thức trên là ông bầu Đỗ Quang Hiển.


Tô Dung

Ảnh: Tùng Lê

Bạn có thể quan tâm