Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

AI giúp bạn đối đáp câu hỏi 'kém duyên' của họ hàng dịp Tết

Lương bổng, nghề nghiệp, hôn nhân luôn là những chủ đề gây ám ảnh người trẻ mỗi khi về thăm quê. AI sẽ giúp bạn làm điều đó.

Vì chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, trò chơi đã bùng nổ về mức độ phổ biến, thu hút hơn 1 triệu người dùng kể từ khi ra mắt vào cuối tháng 1. Ảnh: Phượng Nguyễn.

Mỗi năm, giới trẻ trên khắp cả nước đều chuẩn bị tinh thần cho những câu hỏi “xoắn não” chắc chắn sẽ nhận được khi về quê đoàn tụ gia đình. Từ những câu hỏi về mức lương cho đến thắc mắc về kế hoạch cưới hỏi, những người họ hàng tò mò sẽ trở thành nỗi ám ảnh khi thăm quê.

Nhưng năm nay, một trò chơi AI hoàn toàn mới sẽ giúp người dùng chuẩn bị tinh thần cho những lần hỏi xoáy đáp xoay này.

Bùng nổ vì đánh đúng tâm lý GenZ dịp Tết

Có tên “Epic Showdown: New Year Reunion”, trò chơi cho phép người dùng trò chuyện với người thân ảo về những chủ đề khó xử, thường xuất hiện trong những buổi hội họp gia đình.

Vì chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, trò chơi đã bùng nổ về mức độ phổ biến, thu hút hơn 1 triệu người dùng kể từ khi ra mắt vào cuối tháng 1. Nhà phát triển cho biết tính đến chiều ngày 5/2, trò chơi gặp sự cố kỹ thuật do lưu lượng truy cập quá lớn.

Trong trò chơi, người dùng phải lần lượt trả lời các câu hỏi của các cô dì chú bác tại một buổi đoàn tụ gia đình ảo. Nếu muốn chuyển sang người thân tiếp theo, bạn phải đưa ra các câu hỏi về đời sống cá nhân họ mà không gây ra phản ứng tức giận. Họ hàng càng gần thì càng khắc nghiệt và “trùm cuối” của trò chơi chính là cha mẹ.

AI doi dap ngay Tet anh 1

Game giả lập nói chuyện xoắn não với bảy cô tám dì ngày Tết. Ảnh: Bloomberg.

Người chơi có thể thoải mái thể hiện bản thân trước mặt người thân thảo luận về các chủ đề như hôn nhân và công việc. Mỗi câu trả lời sẽ gây ra sự thay đổi tâm trạng nhất định của người thân. Chỉ sau khi giao tiếp suôn sẻ với từng thành viên trong gia đình, người chơi mới có thể hoàn thành trò chơi.

Trò chơi được phát triển bởi Công ty TNHH Công nghệ Internet Zhiliao Siyuan với thành viên hầu hết là sinh viên đại học tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Nói với tờ báo Red Star News, Shi Hongjie, nhà phát triển nòng cốt, cho biết anh hy vọng trò chơi có thể giúp cải thiện khả năng giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình.

Về lý do khiến trò chơi trở nên phổ biến, anh đoán rằng đó là vì Tết đang đến gần và trò chơi cũng nhắm chính xác đến nhóm người dùng trẻ.

Trong trò chơi này, người chơi có những tùy chọn cài đặt ban đầu như xa nhà trong thời gian dài và ở độ tuổi từ 16-26. “Một mặt, họ giống với đối tượng người dùng của chúng tôi. Mặt khác, họ thường sẽ bị người thân ‘tra tấn’ bằng những câu hỏi hóc búa bởi không thân thiết lắm với người thân”, nhà phát triển game nói.

Li Wangyang, người đồng sáng lập công ty, chia sẻ trò chơi hiện không mang tính thương mại, đồng thời hợp tác với Zhipu AI. Anh nói: "Mọi người đều là những người đam mê AI và khi công ty được thành lập, OpenAI đã mở ra các tiềm năng có liên quan và chúng tôi cảm thấy mình có thể tạo ra một số app thú vị từ nó”.

“Tăng huyết áp” vì bị họ hàng AI càm ràm

Người chơi Wei Chenyang (20 tuổi) chia sẻ với Sixth Tone rằng trò chơi có thể tái tạo các cuộc trò chuyện ngoài đời thực với người thân. Nhờ đó, những người trẻ trút nỗi thất vọng với các thành viên trong gia đình trong một môi trường an toàn, không làm ai tổn thương.

Một người chơi khác lại thấy tức giận với tựa game mô phỏng cảnh sum họp gia đình. Nhìn thấy bạn bè chia sẻ trò chơi này trên WeChat, cô Chen cũng thử chơi và nhanh chóng nhớ lại cảm giác tương tự vào những năm trước "Ngay khi bắt đầu chơi, huyết áp của tôi cứ liên tục tăng”.

Xuyên suốt trò chơi, Cheng đều cảm thấy "tức giận” và “tăng huyết áp”. Theo cô gái, trong game, chủ đề người thân đặt ra chủ yếu là thúc giục kết hôn, sinh con và nhờ họ tìm một công việc "gần nhà, ổn định". Trong một cuộc trò chuyện, Chen đã đề cập đến nghề nghiệp thực sự của mình với người thân AI của mình. Nhưng họ chỉ trích vì không đủ ổn định và có đánh giá xã hội thấp, cho rằng cô Chen "ngu ngốc”.

"Những lời này quả thật rất đúng, tôi thực sự cảm thấy tức giận. Nhưng tôi không biết phải bác bỏ như thế nào. Ngay cả khi tôi giải thích, bên kia cũng chỉ khăng khăng cho rằng quan điểm của họ là đúng”, Chen chia sẻ với Red Star News.

Mặc dù không thể làm hài lòng những người thân AI của mình trong trò chơi, cô gái vẫn cố gắng tìm cách lươn lẹo. "Đôi khi tôi còn nói dối, nói rằng tôi đã kết hôn, sinh con, làm việc ở quê nhà, kiếm được hàng triệu USD mỗi năm và đang học tiến sĩ. Họ sẽ tỏ ra hạnh phúc hơn. Đôi khi tôi thực sự không biết phải nói gì, vì vậy tôi thay đổi chủ đề. Khi một người họ hàng AI muốn giới thiệu tôi với ai đó, tôi nói giới thiệu sẽ đồng nghiệp của tôi cho con của họ”, Chen nhớ lại.

Đây là trò chơi với cốt lõi là chatbot AI mới nhất của Trung Quốc, lấy mối quan hệ gia đình làm trọng tâm. Trong những tháng gần đây, hàng loạt chatbot bắt chước những cuộc tranh cãi giữa các cặp đôi, cuộc trò chuyện với những người thân yêu đã ra đi đã trở nên phổ biến ở quốc gia tỷ dân, song cũng gây ra nhiều tranh cãi.

Những chiếc bẫy vô hình trên mạng xã hội

Cuốn sách Vũ trụ kĩ thuật số của giáo sư Kim Sang Kyun đã đi sâu phân tích, mổ xẻ một cách tường tận, những tác động các thiết bị thông minh, thế giới ảo và mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại.

Bài liên quan

Thúy Liên

Bạn có thể quan tâm