Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

AI có giải được bài toán chấn thương của MU, MC?

Việc các cầu thủ gặp chấn thương nặng đang diễn ra với tần suất ngày càng cao ở Premier League. Những tiến bộ trong công nghệ được kỳ vọng là giải pháp cho điều này.

Trong trận chung kết Champion League 2022/2023, tiền vệ Kevin De Bruyne đã phải rời sân trong cái ôm đầy tiếc nuối của HLV Pep Guardiola. Đó chỉ mới là giữa năm và ngay cả anh cũng không thể đoán trước được đây sẽ là một trong những lần cuối được ra sân trong năm 2023.

Hai tháng sau, trong trận mở màn Premier League, De Bruyne dính chấn thương gân khoeo, phải nghỉ thi đấu 138 ngày, vắng mặt 32 trận trong thời gian qua.

Phải đến khi bước sang năm 2024, trận gặp Huddersfield đánh dấu cột mốc lần đầu tiên tiền vệ 32 tuổi tái xuất. Trường hợp của De Bruyne nhấn mạnh cuộc khủng hoảng đang diễn ra khiến mọi người, bao gồm các đội, HLV, cầu thủ và cả nhân viên y tế phải tìm kiếm câu trả lời.

Vì sao cầu thủ ngày càng gặp nhiều chấn thương ?

Việc các cầu thủ gặp chấn thương nặng đang diễn ra với tần suất ngày càng cao ở Premier League.

Theo báo cáo từ Premiers Injuries, trung bình mỗi đội có 9,8 cầu thủ phải nghỉ thi đấu và số lượng ca chấn thương xuất hiện nhiều hơn năm ngoái 15%.

Tiêu biểu có thể kể đến Newcastle khi mất tới 16 cầu thủ chỉ trong 20 trận đầu. Cho đến hiện tại, 14/20 câu lạc bộ khác cũng đang có ít nhất 6 ca chấn thương.

Trong khi cộng đồng bóng đá Anh lo ngại rằng việc bù giờ nhiều hơn sẽ gia tăng tỷ lệ chấn thương, tiến sĩ Lee Herrington, chuyên gia phục hồi chấn thương thể thao đã khẳng định rằng hai vấn đề ấy thực chất lại không hề liên quan đến nhau.

AI anh 1

Việc các cầu thủ gặp chấn thương nặng đang diễn ra với tần suất ngày càng cao ở Premier League. Ảnh: The Athletic.

Để tìm hiểu nguồn gốc vấn đề, ta phải quay lại khoảng thời gian đại dịch Covid-19. Trong thời gian phong tỏa, việc gián đoạn lịch trình và điều kiện luyện tập tại nhà đã khiến các cầu thủ bị giảm phong độ.

Sau khi lệnh giải phong tỏa hết hiệu lực, các VĐV trở về sân tập của đội và phải tham gia nhiều giải khác. Tiếp theo sau đó là các giải đấu cũng được đẩy lịch lên để chuẩn bị cho World Cup mùa đông. Nhiều cầu thủ không được nghỉ ngơi để phục hồi thể lực hoàn toàn.

Theo ông Herrington, việc gia tăng tần suất các trận đấu tỷ lệ thuận với khả năng chấn thương của các cầu thủ do không được nghỉ ngơi hợp lý để hồi phục thể lực.

Bên cạnh đó, các cầu thủ cũng không được luyện tập phục hồi đầy đủ trong giai đoạn tiền mùa giải mà phải căng mình du đấu hè với lịch trình dày đặc, khiến việc chấn thương là điều không thể tránh khỏi.

AI anh 2

Tần suất thi đấu dày đặc, không đủ thời gian hồi phục và căng thẳng kéo dài khiến các cầu thủ ngày càng dễ dính chấn thương hơn. Ảnh: Sportimage.

Chấn thương tâm lý cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Theo ông Herrington, nhịp độ trận đấu tăng cao buộc các cầu thủ lúc nào cũng phải tập trung trong thời gian dài hơn, bên cạnh các áp lực từ giới truyền thông cũng như kỳ vọng của người hâm mộ.

Kết hợp với tình trạng thể lực không được đảm bảo, có lẽ chính những điều này đã khiến tỷ lệ chấn thương tăng cao trong thời gian gần đây.

Giải pháp công nghệ

Giảm số trận là mong mỏi của phần lớn cầu thủ, nhưng câu trả lời gần như sẽ là không. Tương tự là đề xuất sửa lịch thi đấu cũng không thể.

Nâng cấp đội ngũ chuyên viên y tế là phương pháp khả thi, nhưng chi phí khá đắt đỏ và chỉ phù hợp với các đội bóng lớn.

Đã có rất nhiều giải pháp được đề xuất, thế nhưng tất cả đều nhanh chóng bị gạt bỏ, cho đến khi người ta bắt đầu nghĩ đến trí tuệ nhân tạo (AI).

Theo Guardian, các CLB và ĐTQG đều đang sử dụng công nghệ này để giúp phát hiện sớm chấn thương có thể sẽ xảy đến với các cầu thủ. Sau đó, họ sẽ căn cứ vào kết quả phân tích và điều chỉnh, cũng như lên lịch luyện tập phù hợp.

AI anh 3

Mô hình AI của Zone7 phát hiện nguy cơ chấn thương và đề xuất hành động phòng ngừa. Ảnh: Zone7.

“Thể thao về cơ bản là không thể đoán trước được. Bằng cách áp dụng AI, chúng ta có thể giúp những người đã và đang là ngôi sao sáng không phải giải nghệ sớm do chấn thương”, tiến sĩ Brian Moore, CEO của công ty phân tích sinh học Orreco cho biết.

Năm 2022, một công ty AI có tên Zone7 đã phát minh thuật toán phát hiện nguy cơ chấn thương và đề xuất hành động phòng ngừa.

Liverpool là một trong những CLB đầu tiên ở Premier League triển khai và thành công rực rỡ khi giảm số ngày các cầu thủ phải nghỉ thi đấu vì chấn thương xuống còn 1.008 ngày, so với 1.500 ngày trong mùa giải 2020/2021.

Theo báo cáo của Premier Injuries, trong mùa giải trước, đã có tới 118 trường hợp chấn thương liên quan đến gân kheo, 8 cuộc phẫu thuật gân kheo và 19 ca căng gân kheo.

Từ những báo cáo trên, giáo sư Dylan Powell đã bắt tay vào phát triển công trình chăm sóc sức khỏe bằng kỹ thuật số.

“Có rất ít dữ liệu để có thể nhận diện chấn thương nào có khả năng cao sẽ xảy ra. Một số phương pháp khác như phân tầng mức độ nguy hiểm của chấn thương và tỉ lệ xảy ra chấn thương cũng được cân nhắc trước đây. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra chấn thương lại phức tạp hơn thế rất nhiều”, tiến sĩ Powell quan ngại.

AI đang là công cụ đắc lực của nhiều nền công nghiệp trên toàn thế giới, bao gồm cả thể thao. Bằng việc phân tích chất lượng nước tiểu, chế độ dinh dưỡng cũng như chất lượng giấc ngủ, chúng có thể tổng quát tình trạng sức khỏe của cầu thủ một cách nhanh chóng.

AI anh 4

Hậu vệ cánh Trent Alexander-Arnold với thiết bị đọc sóng não của Neuro11 trên đầu. Ảnh: GOAL.

Ngoài ra, trong quá trình vận động, các thiết bị đeo trên người cầu thủ còn có thể phân tích cường độ hoạt động, lượng oxy trong máu và tình trạng mệt mỏi của các vùng cơ trên cơ thể cầu thủ mà đưa ra các lưu ý sớm.

“Chúng ta không thể dự đoán được khi nào chấn thương sẽ xảy ra. Nhưng nhờ vào những dữ liệu thu thập được, các đội hoàn toàn có thể giảm thiểu rủi ro chấn thương cho cầu thủ bằng cách đưa ra quyết định đúng đắn”, ông Harrington chia sẻ.

Một ứng dụng công nghệ khác là thực tế ảo (VR) mô phỏng môi trường tập luyện có thể giúp cho các cầu thủ nhanh chóng bắt lại nhịp độ sau khi bình phục sau chấn thương. Vì chỉ là môi trường mô phỏng, thế nên mức độ an toàn sẽ cao hơn so với các bài tập thực tế trên sân cỏ.

“VR là một lĩnh vực đang mong đợi trong tương lai, giúp mở ra hướng tiếp cận mới cho việc tập luyện và phục hồi chấn thương của các cầu thủ. Mặc dù không thể thay thế môi trường thật, thế nhưng hiện tại VR là là phương pháp đáng tin cậy nhất để mô phỏng lại các trường hợp dẫn đến các ca chấn thương thường mắc phải”, tiến sĩ Powell cho biết.

Những câu hỏi chúng ta phải đối mặt trong thế giới AI

Chúng ta có rất nhiều câu hỏi về thế giới AI, mà đó đều là những nghi hoặc không dễ có ngay đáp án.

Cuốn sách Thời đại AI - Và tương lai loài người chúng ta trình bày cách AI làm thay đổi mối quan hệ của chúng ta với tri thức, chính trị và xã hội. Mục tiêu tối thượng của cuốn sách này là giải thích về AI và cung cấp cho độc giả những câu hỏi mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong những năm tới lẫn bộ công cụ để bắt đầu trả lời chúng.

Không phải Nvidia, đây mới là công ty hưởng lợi nhiều nhất từ AI

Charles Liang thành lập Super Micro vào năm 1993 cùng với vợ Sara Liu. Kể từ đầu năm 2023, cổ phiếu của công ty đã tăng hơn 430% nhờ cơn sốt AI.

Anh Tài

Bạn có thể quan tâm