Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ai chịu trách nhiệm khi các Tiktoker uy hiếp an toàn bay?

Lực lượng an ninh sân bay phải quán xuyến hành khách trong quá trình di chuyển ra máy bay. Khi khách đã ở trong cabin, trách nhiệm này thuộc về hãng hàng không.

Vụ việc một nữ Tiktoker tự ý đi lại, tạo dáng trên đường băng xảy ra tại sân bay Phú Quốc đang khiến nhiều đơn vị tại sân bay và Cục Hàng không phải rà soát, báo cáo giải trình các cấp có thẩm quyền.

Trao đổi với Zing sáng 12/7, lãnh đạo sân bay Phú Quốc cho biết đang báo cáo chi tiết vụ việc cho Cục Hàng không. Phía Cục cũng đang tổng hợp thông tin để báo cáo Bộ GTVT.

Trong khi đó, lãnh đạo Cảng vụ hàng không miền Nam cho biết đơn vị không nhận được báo cáo, cũng không có biên bản vụ việc do một tháng sau, đoạn clip mới được lan truyền.

tiktoker uy hiep an toan bay anh 1

Nữ hành khách quay clip Tiktok tại đường băng khi một máy bay đang di chuyển. Ảnh: Huy.dl.

Trong các trường hợp vi phạm an toàn tại sân bay, trách nhiệm đầu tiên nằm ở bản thân người có hành vi vi phạm. Tuy nhiên, những người được giao giám sát, quán xuyến cũng sẽ bị liên đới trách nhiệm. Cục Hàng không đã quy định rõ trách nhiệm của các bên trong việc quản lý luồng tuyến, đi lại tại sân bay.

Trao đổi với Zing, ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc sân bay Vân Đồn, nguyên Phó giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Nam, cho biết quy trình phục vụ hành khách đã phân định rõ các tiếp viên của hãng hàng không có trách nhiệm quản lý khách trên máy bay, còn việc khách di chuyển trên khu bay thuộc trách nhiệm quán xuyến của nhân viên an ninh sân bay.

"Nhiệm vụ của nhân viên an ninh trực tại sân đỗ rất quan trọng vì có trường hợp hành khách đi lạc, lẻn ra vị trí khác hoặc cũng có trường hợp cố tình xâm nhập sân bay", ông Sáu chia sẻ.

Lực lượng an ninh sân bay tại Việt Nam do Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) quản lý, được đào tạo nghiêm ngặt và được Cục Hàng không cấp chứng chỉ, kiểm tra năng lực định kỳ. Như trường hợp sân bay Vân Đồn là sân bay tư nhân nhưng cũng chưa thể tự tổ chức lực lượng an ninh sân bay riêng mà phải thuê nhân lực an ninh của ACV.

Trường hợp hành khách đã lên đến máy bay, trách nhiệm quán xuyến khách lúc này thuộc về các tiếp viên hàng không.

Việc tự ý di chuyển, không đảm bảo khoảng cách an toàn trên đường băng từng để lại những hậu quả đau lòng. Năm 1977, một tiếp viên của Vietnam Airlines (mới vào nghề được một tháng), trong lúc chạy vội lên máy bay đã ở quá gần động cơ khiến cánh quạt va vào đầu, làm người này tử vong.

Năm 2020, một nhân viên vệ sinh của sân bay Nội Bài cũng bị xe bán tải của VAECO đâm tử vong tại khu bay. Qua xác minh, nhân viên này đứng đúng vị trí. Chiếc bán tải vừa vượt một xe kéo đẩy di chuyển cùng chiều thì va chạm với nạn nhân.

Về tình trạng Tiktoker sử dụng đặt điện thoại ở cửa sổ máy bay rồi kéo tấm che để quay video quá trình máy bay cất - hạ cánh, Trưởng đoàn tiếp viên Vietnam Airlines Phan Ngọc Linh cho biết điều này bị nghiêm cấm. Các tiếp viên cũng thường xuyên phải nhắc nhở hành khách về việc này.

Theo ông Linh, hành vi này chỉ thực hiện được với máy bay A350 hoặc các loại thân hẹp A320 - A321. Riêng dòng Boeing 787 không có tấm che cửa sổ (máy bay có chức năng tự làm tối cửa kính) nên sẽ ngăn ngừa được hành vi này.

Mục 25, điều 3, chương II Quy định an toàn khu bay của Cục Hàng không nêu rõ: Nghiêm cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ tiếp cận tàu bay, trang thiết bị, phương tiện mặt đất và di chuyển trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay.

Xác minh Tiktoker tạo dáng trên đường băng khi máy bay đang di chuyển

Đại diện Cục Hàng không cho biết sự việc xảy ra tại sân bay Phú Quốc. Đây là hành vi gây rối, không tuân thủ quy định về an toàn bay.

Các hãng bay không được tăng giá vé trái quy định dịp cao điểm hè

Trong giai đoạn cao điểm du lịch hè, Cục Hàng không đã chỉ đạo các hãng bay không tăng giá vé trái quy định và có biện pháp hạn chế tình trạng chậm hủy chuyến.

Ngọc Tân

Bạn có thể quan tâm