Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ai Cập tranh cãi với Israel về Hành lang Philadelphi

Liên quan việc Israel không rút quân khỏi Philadelphi, Ai Cập cho rằng Israel đang cản trở nỗ lực của các nhà hòa giải để "che đậy những thất bại về chính trị và quân sự ở Gaza".

Quân đội Israel được triển khai gần biên giới với Dải Gaza ngày 29/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN.

Quân đội Israel được triển khai gần biên giới với Dải Gaza ngày 29/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN.

Báo Egypt Today ngày 7/9 dẫn một nguồn tin cấp cao của Ai Cập nói rằng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang cản trở mọi nỗ lực nhằm đạt được lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza và thiết lập hòa bình trong khu vực.

Nguồn tin cho hay Chính phủ Israel đang cản trở nỗ lực của các nhà hòa giải để che đậy những thất bại về chính trị và quân sự trong cuộc chiến ở Gaza.

Trước đó ngày 5/9, một nguồn tin cấp cao của Ai Cập nêu rõ các tuyên bố của ông Netanyahu là nhằm đổ lỗi cho các quốc gia khác về thất bại của ông ở Gaza.

Ngày 4/9, ông Netanyahu đã nhắc lại tuyên bố của ông về lý do Israel không thể rút quân khỏi Hành lang Philadelphi, một dải đất dài 14 km dọc biên giới giữa Ai Cập và Dải Gaza.

Trong cuộc họp báo ngày 4/9 ở Tel Aviv, ông Netanyahu đưa ra những tuyên bố về vai trò trung tâm của Hành lang Philadelphi đối với việc cung cấp vũ khí cho Hamas.

Thủ tướng Israel đã trình chiếu hình ảnh về các đường hầm được xây dựng bên dưới Hành lang Philadelphi, cho rằng các đường hầm này được sử dụng để buôn lậu vũ khí từ Bán đảo Sinai của Ai Cập sang Gaza.

Các quốc gia Arab trong khu vực, bao gồm Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Saudi Arabia, Qatar và Oman, bày tỏ ủng hộ Cairo trong tranh cãi với Israel về Hành lang Philadelphi dọc biên giới Gaza-Ai Cập.

Các quốc gia trong khu vực đã phản đối lập trường của ông Netanyahu về Hành lang Philadelphi và bày tỏ sự đoàn kết với Ai Cập. Saudi Arabia cảnh báo Israel có thể làm chệch hướng các nỗ lực hòa giải nhằm đạt được lệnh ngừng bắn ở Gaza.

Hành lang Philadelphi, hay còn gọi là trục Salah Al Din, là một phần quan trọng trong bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas.

Ai Cập đã tuyên bố không chấp nhận bất kỳ sự hiện diện nào của quân đội Israel tại Hành lang Philadelphi và yêu cầu trở lại nguyên trạng trước khi cuộc xung đột ở Gaza bắt đầu nổ ra vào tháng 10/2023.

Vấn đề Trung Đông

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này,...

Bài liên quan

TTXVN

Theo TTXVN

Bạn có thể quan tâm