Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

ACV đang sống nhờ tiền gửi ngân hàng

Trong bối cảnh kinh doanh dưới giá vốn, ACV đang phải sống nhờ khoản tiền gửi ngân hàng hơn 33.000 tỷ đồng. Đây là nguồn thu chính mang về lợi nhuận năm 2021 cho tổng công ty.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết doanh nghiệp vận hành và quản lý 21 sân bay trên cả nước này vừa trải qua quý kinh doanh dưới giá vốn thứ 2 liên tiếp, sau quý thua lỗ kỷ lục trước đó.

Cụ thể, trong 3 tháng cuối năm 2021, ACV ghi nhận 960 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 43% so với cùng kỳ năm 2020. Dù đã tăng 2,6 lần so với quý III cùng năm, đây vẫn là số thu thấp thứ 2 của ACV trong hơn một thập niên gần đây.

Hoạt động kinh doanh chính của ACV cũng phải ghi nhận thêm một quý dưới giá vốn với khoản lỗ gộp gần 63 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi dương 176 tỷ.

Trong bối cảnh này, ACV đang phải sống nhờ nguồn thu từ hoạt động tài chính, mà chủ yếu là lãi tiền gửi ngân hàng.

Theo đó, trong quý IV/2021, hoạt động tài chính mang về cho ACV 959 tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ năm trước.

Đây là lý do chính giúp ACV vẫn báo lãi trước và sau thuế tăng trưởng dương, bất chấp hoạt động kinh doanh chính lỗ gộp và tổng chi phí phát sinh tăng cao.

Loi nhuan cua ACV 2021 anh 1

Dịch Covid-19 khiến hoạt động khai thác hạ tầng hàng không của ACV bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ảnh: Việt Linh.

Cụ thể, tổng công ty này thu về 408 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế quý gần nhất, cao hơn 24% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận sau khi trừ thuế ACV ghi nhận được cũng tăng tương ứng 21%, đạt 333 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo ACV, ngoài hàng trăm tỷ đồng tiền lãi gửi ngân hàng, hoạt động tài chính quý IV/2021 của tổng công ty còn có sự đóng góp hơn 522 tỷ đồng do tăng lãi chênh lệch tỷ giá đánh giá cuối kỳ. Đây cũng là nguyên nhân giúp doanh thu hoạt động tài chính của ACV tăng mạnh trong quý IV và cả năm 2021.

Lũy kế cả năm 2021, nhà quản lý và vận hành 21 sân bay này ghi nhận 4.758 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 39% so với năm 2020. Tương tự quý IV, tính trong cả năm 2021, ACV cũng kinh doanh dưới giá vốn với mức lỗ gộp 686 tỷ đồng.

Tuy vậy, doanh thu hoạt động tài chính đạt 3.250 tỷ đồng, với đóng góp lớn nhất từ lãi tiền gửi ngân hàng và một phần từ lãi chênh lệch tỷ giá đã giúp lợi nhuận trước thuế cả năm của ACV vẫn đạt 1.019 tỷ đồng.

Sau khi trừ thuế, lãi ròng tổng công ty này thu về trong năm là 830 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với năm 2020. Đây là mức lợi nhuận ròng thấp nhất của ACV trong hơn một thập niên trở lại đây.

DOANH THU ACV GIẢM MẠNH TỪ KHI DỊCH COVID-19 BÙNG PHÁT

Nhãn2012201320142015201620172018201920202021
Doanh thu thuần tỷ đồng 8011954810555131731064613830160901832977674758
Lợi nhuận sau thuế
151023012511175327184122614882141642830

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh doanh dưới giá vốn, việc có lợi nhuận dương trong năm vừa qua đã là thành công với tổng công ty này.

Lãnh đạo ACV cho biết nguyên nhân khiến doanh thu, giá vốn, chi phí bán hàng biến động mạnh năm vừa qua là do tác động của dịch Covid-19. Trong đó, ACV là đơn vị chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh, nhưng vẫn phải có chính sách hỗ trợ các hãng hàng không khác.

Đến cuối năm 2021, ACV có tổng tài sản đạt trên 54.840 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cuối năm 2020.

Đáng chú ý, ngoài phần tài sản đến từ việc quản lý 21 sân bay trên cả nước, khoảng 60% tổng tài sản của ACV ở dưới dạng tiền mặt và đang được mang đi gửi ngân hàng lấy lãi.

Trong đó, ACV hiện có 573 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, cùng 32.717 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn dưới 12 tháng. Chính khoản tiền gửi khổng lồ này mà hàng năm ACV đều thu về hàng nghìn tỷ đồng tiền lãi. Trong năm 2021, khi hoạt động kinh doanh chính thua lỗ, đây cũng trở thành nguồn thu chính cứu vãn lợi nhuận trước và sau thuế của tổng công ty.

ACV lỗ kỷ lục

Với việc kinh doanh dưới giá vốn hơn 1.000 tỷ đồng trong quý III, lãi tiền gửi ngân hàng đã không còn cứu vãn được kết quả kinh doanh của ACV như những quý trước đó.

Chấp thuận xây nhà ga hàng hóa 390 tỷ tại Cát Bi

Nhà ga hàng hóa được xây dựng tại Cảng hàng không quốc tế Cát Bi với công suất 100.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư 390 tỷ đồng, sử dụng 100% vốn chủ sở hữu của ACV.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm