Các nhà tuyển dụng thường sử dụng từ khóa và cụm từ cụ thể để tìm kiếm số lượng lớn CV. Bên cạnh giới thiệu ngành học và bằng cấp, người ứng tuyển nên đưa các từ khóa về kỹ năng đơn giản hóa, tối ưu quy trình, thiết kế cải tiến, giải quyết vấn đề… cũng như kinh nghiệm giám sát, đào tạo để nâng cao cơ hội được chọn.
Ngành học
Chuyên ngành theo học là yếu tố nên có trong CV tìm việc làm. Một trong những bí quyết để nhà tuyển dụng chú ý là bạn giới thiệu rõ về lĩnh vực kỹ thuật cụ thể như điện, dân dụng, cơ khí... Nếu đơn vị tuyển dụng đang có nhu cầu nhân sự đúng với chuyên ngành của người ứng tuyển, việc đề cập thông tin này ở phần đầu CV sẽ tạo sự chú ý và tăng ưu thế cho vòng phỏng vấn.
Bằng cấp
Kỹ sư thường hoạt động trong lĩnh vực có chuyên môn cao, vì vậy bằng cấp (bằng đại học và ngành đào tạo) là yếu tố quan trọng. Bằng cấp nên được người ứng tuyển liệt kê sau kinh nghiệm làm việc gần đây. Nếu bạn có thêm kinh nghiệm làm phần mềm, sửa máy móc… thì nên đề cập rõ trong CV, bên cạnh các kỹ năng chuyên ngành.
Kỹ năng đơn giản hóa
Lĩnh vực kỹ thuật đòi hỏi nhân sự có khả năng đơn giản hóa các quy trình. Do đó, người ứng tuyển có thể đề cập một sáng kiến trong việc đơn giản hóa quy trình, cách thức sắp xếp hợp lý, phát triển một phương pháp hiệu quả… mà họ từng thực hiện thành công.
Kỹ năng tối đa hóa
Nhà tuyển dụng thường muốn biết người ứng tuyển đã thực hiện kỹ năng tối đa hóa trong công việc như thế nào. Kỹ năng này thường áp dụng để tối ưu thời gian, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, lựa chọn vật liệu...
Do đó, bạn có thể liệt kê một số dẫn chứng cho thấy kỹ năng tối đa hóa của bản thân như tối ưu thời gian hoàn thành công việc cũng như lợi nhuận của một dự án, tiết kiệm nguồn vật liệu nhờ những nghiên cứu hợp lý…
Kỹ năng cụ thể
Nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm ứng viên sở hữu các kỹ năng chuyên ngành như vẽ kỹ thuật, đánh giá rủi ro… Để giúp CV của mình trở nên nổi bật, bạn có thể liệt kê các kỹ năng kỹ thuật cụ thể của bản thân bên dưới thông tin cá nhân.
Các nhà tuyển dụng thường chú ý đến kỹ năng đáp ứng công việc của người ứng tuyển. |
Kỹ năng thiết kế
Cách bạn áp dụng khả năng thiết kế/cải tiến vào công việc là điều mà phần lớn nhà tuyển dụng quan tâm. Bạn có thể liệt kê ý tưởng tạo ra công nghệ mới, thiết bị phụ trợ, cải tiến phần mềm và quy trình… trong quá trình làm việc trước đây để giúp nhà tuyển dụng có thêm cơ sở lựa chọn.
Kinh nghiệm giám sát
Kinh nghiệm giám sát không chỉ gói gọn trong quản lý con người mà còn thể hiện ở khả năng theo dõi quy trình, kiểm soát chất lượng... Nếu bạn từng phụ trách giám sát nhân sự/hệ thống máy móc thì nên đưa vào CV để tăng lợi thế.
Kinh nghiệm đào tạo
Nếu từng đảm nhận trọng trách đào tạo hoặc hướng dẫn công việc cho cá nhân/nhóm nhân sự thì bạn nên thêm kỹ năng này vào CV. Một bí quyết nhỏ, bạn có thể đưa các từ “hướng dẫn”, “đào tạo” trong nhiều ngữ cảnh đề phòng trường hợp nhà tuyển dụng tìm kiếm các phiên bản từ khóa khác nhau.
Kinh nghiệm giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là kỹ năng cần thiết với nhân viên kỹ thuật. Bạn có thể mô tả ngắn gọn các vấn đề bạn đã giải quyết trong các công việc trước đây, đi kèm với những từ tích cực như “chủ động giải quyết”, “đảm bảo hoàn thành”...
Bình luận