Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

9 siêu lạm phát lớn nhất trong lịch sử

Hungary, Đức, Hy Lạp hay Trung Quốc là một trong số 9 quốc gia từng trải qua lạm phát lớn nhất trong lịch sử lên tới hơn 200%.

1. Hungary: 8/1945 – 7/1946

Tỷ lệ lạm phát: 207%

Thời gian giá hàng hóa tăng gấp đôi: 15 giờ

Gánh chịu sự tổn thất kinh tế bởi chiến tranh thế giới II, 40% ngân quỹ của Hungary đã bị phá hủy. Ngoài ra, cũng thời điểm, nước này còn việc vướng tai tiếng “quỵt” khoản nợ nhiên liệu trong sản xuất.

Khi Hungary kí hiệp ước hòa bình với quân Đồng minh vào năm 1945, nước này bị yêu cầu trả một khoản bồi thường khổng lồ cho Liên Xô, ước tính vào khoảng 25 - 50% ngân sách của nhà nước Hungary trong suốt thời kì siêu lạm phát. Trong khi đó, chính sách tiền tệ cũng đã đồng thời được lựa chọn bởi Ủy ban kiểm soát Đồng minh.

Các ngân hàng trung tâm Hungary cảnh báo rằng việc in tiền để trả hóa đơn sẽ không có kết thúc tốt đẹp, nhưng Xô Viết, nơi từng cai quản ủy ban kiểm soát cũng đã bỏ qua những lời cảnh báo này dẫn tới một số kết luận rằng lạm phát phi mã được tạo nên để nhằm mục tiêu chính trị, mục tiêu nhằm phá hủy tầng lớp trung lưu. 

2. Zimbabwe: 3/2007 – 11/2008

Tỷ lệ lạm phát: 98%

Thời gian giá hàng hóa tăng gấp đôi: 25 giờ

Lạm phát phi mã của Zimbabwe xảy ra trong khoảng thời gian dài trước việc sụt giảm nhanh chóng sản lượng hàng hóa được tiếp nối bởi cuộc cải cách ở vùng Robert Mugabenawm 2000-2001. Thông qua đó, phần lớn đất đai đã bị thu hồi từ người dân da trắng và phân phối lại cho dân da đen. Viêc làm này dẫn tới sự phá giá 50% sản lượng trong vòng 9 năm tiếp theo.

Những cuộc cải cách chủ nghĩa xã hội và sự tốn kém khi tham gia cuộc nội chiến Congo đã dẫn tới sự thâm hụt ngân sách quá mức của chính phủ. Cùng lúc đó, dân số Zimbabwe cũng giảm mạnh vì phải chạy trốn. Hai yếu tố đối lập là việc tăng tiêu dùng chính phủ và giảm cơ sở thuế đã khiến chính phủ phải sự dụng biện pháp lưu thông tiền để đối phó với tình trạng thâm hụt ngân sách này.

3. Nam Tư/Republika Srpska: 4/1992 – 1/1994

Tỷ lệ lạm phát: 65%

Thời gian giá hàng hóa tăng gấp đôi: 34 giờ

Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết đã dẫn tới sự suy giảm vai trò quốc tế của Nam Tư – quốc gia ban đầu là cầu mối chính trị và địa lí giữa phía Đông và Tây, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản cuối cùng đã phải chịu  áp lực như Xô Viết đã làm. Việc này dẫn tới sự chia cắt Nam Tư thành một số quốc gia theo các dân tộc riêng rẽ, nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trong những năm kế tiếp trở thành những thực thể chính trị mới phù hợp với nền độc lập của họ.

Trong quá trình này, thương mại giữa các vùng Nam Tư cũ đã sụp đổ, theo sau đó là các sản phẩm công nghiệp. Đồng thời, một lệnh cấm vận quốc tế đã được áp dụng vào hàng hóa xuất khẩu của Nam Tư, điều này đã làm hủy hoại tất cả sản phẩm được sản xuất ra từ đất nước này.

Petrovic, Bogetic và Vujosevic giải thích rằng thể chế Cộng hòa liên bang Nam Tư mới, trái ngược với các bang được tách ra như Serbia và Croatia - nơi còn giữ lại được bộ máy hành chính cồng kềnh như trước khi bị phân chia, đã góp phần gây ra thâm hụt ngân sách nhà nước. Trong nỗ lực để lưu thông dòng tiền và đối phó với các sự thiếu hụt khác, ngân hàng trung ương đã mất kiểm soát trong việc in ấn tiền, đó là lí do gây ra tình trạng siêu lạm phát.

4. Weimar Đức: 8/1922 – 12/1923

Tỷ lệ lạm phát: 21%

Thời gian giá hàng hóa tăng gấp đôi: 3 ngày, 17 giờ

Siêu lạm phát đã diễn ra ở Weimar, Đức vào đầu những năm 1920. Kết quả Đức đã bị yêu cầu phải trả khoản bồi thường lớn cho bên thắng cuộc để bù đắp những chi phí phát sinh trong cuộc chiến.

Tuy nhiên, Đức không được phép trả khoản bồi thường chiến tranh bằng đồng tiền hiện tại, tờ Papiermark đã trở nên suy yếu đáng kể trong suốt cuộc chiến tranh vì khoản tiền thức tế Đức cung cấp cho cuộc chiến tranh của nước này hoàn toàn thông qua vốn vay.

Để trả khoản bồi thường chiến tranh bằng loại tiền khác với tờ Papiermark, Weimar - Đức đã buộc phải bán lượng lớn Mark để đổi lấy ngoại tệ, thứ đủ điều kiện để thanh toán. Khi các khoản thanh toán hết hạn vào mùa hè năm 1921, chính phủ đã phải bán tiền mark để đổi lấy ngoại tệ với bất cứ giá nào, điều này nhanh chóng khiến đất nước đối mặt với siêu lạm phát vì tiền mark đã bị quá mất giá.

5. Hy Lạp: 5/1941 – 12/1945

Tỷ lệ lạm phát: 18%

Thời gian giá hàng hóa tăng gấp đôi: 4 ngày, 6 giờ

Cân bằng ngân sách của Hy Lạp đã chuyển từ thặng dư 271 triệu drachma năm 1939 thành thiếu hụt 790 triệu drachma vào năm 1940 do sự bùng nổ của chiến tranh thế giới II ( Ngoại thương đã sụt giảm đáng kể). Điều này đã tạo tiền đề cho một vị trí tài chính trở nên xấu đi khi Hy Lạp bị xâm lược bởi các cường quốc trong phe Trục vào cuối năm 1940.

Những chi phí thêm của Hy Lạp đã bị lợi dụng bởi các “chính phủ bù nhìn” của phe Trục, thứ đã kiểm soát nước này suốt thời gian chiếm đóng của nó, trong đó bao gồm hỗ trợ đồn trú cho 400.000 binh lính của phe Trục, và một khoản tiền bồi thường lớn cho những kẻ chiếm đóng.

Hơn nữa. thu nhập quốc gia của Hy Lạp đã giảm từ 67,4 tỷ drachma năm 1938 xuống còn 20 tỷ drachma vào năm 1942. Bởi vì doanh thu từ thuế cũng giảm mạnh, Hy Lạp phải sử dụng đến biện pháp lưu thông tiền tại các ngân hàng trung ương để trả cho các khoản nợ nói trên và bù đắp phần thâm hụt ngân sách.

6. Trung Quốc: 10/1947 – 5/1949

Tỷ lệ lạm phát: 14%

Thời gian giá hàng hóa tăng gấp đôi: 5 ngày, 8 giờ

Sau chiến tranh thế giới II, Trung Quốc bị chia cắt bởi cuộc nội chiến. Phe Xã hội chủ nghĩa và phe Cộng sản đã đấu tranh để giành quyền lãnh đạo đất nước và cạnh tranh với nhau cho ra mắt đồng tiền của mình trong quá trình này. Việc này đã để lại cho Trung Quốc một hệ thống tiền tệ bị phá vỡ giữa mười phương tiện trao đổi chính vào năm 1948.

Đồng tiền trở thành tâm điểm của cuộc xung đột, Campebell và Tullock đã giải thích rằng ba chính phủ (bao gồm cả quân xâm lược Nhật Bản) đã tham gia vào “cuộc chiến tranh tiền tệ” bằng việc cố gắng làm suy yếu đồng tiền đối phương theo nhiều cách.

Để chi viện cho cuộc chiến, phe Xã hội chủ nghĩa đã phải viện cớ thâm hụt ngân sách vì họ phải trang trải cho việc in tiền, điều này khiến gây ra tình trạng lạm phát phi mã. Điều này bắt đầu bởi việc bỏ qua tiêu chuẩn bạc ở Trung Quốc vào năm 1935. Họ thậ chí cong lôi kéo ngân hàng trung ương của Đài Loan liên quan vào việc lưu hành tiền tệ, việc làm này đã gây ra tình trạng lạm phát phi mã cả ở Đài Loan.

7. Peru: 7/1990 – 8/1990

Tỷ lệ lạm phát: 5%

Thời gian giá hàng hóa tăng gấp đôi: 13 ngày, 2 giờ

Peru có cuộc đấu tranh dài với lạm phát vào nửa sau của thế kỉ 20. Suốt nửa sau của những năm 1980, Fernando Belaunde Terry là tổng thống và đất nước này phải đối mặt với chính sách thắt lưng buộc bụng được áp đặt bởi quỹ cho vay IMF theo sau bởi cuộc hỗn loạn tài chính ở Mỹ Latinh xảy ra vào đầu thập kỷ.

Nhà kinh tế Thayer Watkins nói rằng sự điều hành của Belaunde Terry cho thấy một diện mạo mà nước này phải tuân theo với những cải cách được khuyến cáo bởi IMF, nhưng thực tế thì lại không phải vậy. Nền kinh tế đã phải đối diện với tình trạng lạm phát ngay tại thời điểm đó và bị đổ lỗi vì các chính sách thắt lưng buộc bụng của các cử tri, mặc dù những chính sách đó không thực sự được thi hành.

Việc này dẫn tới cuộc bầu cử Alan Garcia làm tổng thống vào năm 1985. Garcia đã ban hành những cải cách kinh tế những điều chỉ áp dụng để làm suy yếu nền kinh tế và đẩy Peru ra khỏi thị trường tín dụng quốc tế. Phải đối mặt với sự thiếu tiếp cận với tín dụng, điều kiện kinh tế suy giảm, lạm phát cao kéo dài đã gây ra lạm phát phi mã ở Peru.

8. Pháp: 5/1795 – 11/1796

Tỷ lệ lạm phát: 5%

Thời gian giá hàng hóa tăng gấp đôi: 15 ngày, 2 giờ

Cuộc cách mạng của nước Pháp (1789-1799) đã xảy ra sau giai đoạn nước Pháp vướng vào khoản nợ từ những cuộc chiến tranh, trong đó có cuộc chiến tranh giành độc lập cho Mỹ từ nước Anh.

Một trong những chính sách kinh tế chính của cuộc cách mạng Pháp là quốc hữu hóa ruộng đất trước kia thuộc sở hữu của Giáo hội Công giáo. Giáo hội được xem là mục tiêu dễ dàng nhất cho việc tước quyền sở hữu tài sản bởi vì họ sở hữu rất nhiều ruộng đất nhưng có ảnh hưởng chính trị tương đối ít trong hệ thống cai trị mới.

Chính phủ đã phát hành các assignat cho công chúng (một loại tiền giấy của Pháp), có nghĩa cứ mỗi tờ assignat là tương ứng một mảnh đất, đây được xem là cách có thể giải cứu cho những người nắm giữ tờ tiền này trong tương lai. Tuy nhiên, chính phủ đã kết thúc cách phát hành quá nhiều loại tiền này với nỗ lực chấm dứt sự thiếu hụt ngân sách, sự mất giá của đồng assignat và kết cục đã khiến đất nước rơi vào siêu lạm phát.

9. Nicaragua: 6/1986 – 3/1991

Tỷ lệ lạm phát: 4%

Thời gian giá hàng hóa tăng gấp đôi: 16 ngày, 10 giờ

Năm 1979, Nicaragua trải qua cuộc cải cách để thành lập một Cộng sản Sandinistas cầm quyền. Điều này diễn ra trong bối cảnh cuộc suy thoái toàn cầu và khủng hoảng kinh tế khắp các nước Mỹ Latin ở mức độ cao vì mức nợ cao kỉ lục và sự mất khả năng của các quốc gia đáp ứng cho khoản nợ này.

Nền kinh tế của Nicaraguan đã bị phá hủy bởi cuộc cải cách này, GDP giảm tích lũy tới 34% suốt từ 1978-1979. Khi Sandinistas lên cầm quyền, họ đã quốc hữu hóa phần lớn nền kinh tế, hơn nữa góp phần gây khủng hoảng nền kinh tế và cản trở sự hồi phục nền kinh tế.

Đối mặt với tình hình này, chính phủ Nicaraguan đã chuyển sang chính sách tài mở rộng và vay từ nước ngoài để kích thích nhu cầu tiêu dùng nội địa. Sự chi tiêu này đã tăng nhanh hơn trong nửa thập kỷ sau vì mục đích chi cho cuộc chiến tranh chống lại các Contras. Trong khi đó, lượng vốn được kiểm soát chặt chẽ và tỷ giá hối đoái cố định đã giữ lạm phát vẫn ở mức ban đầu và cuộc cải cách kinh tế năm 1985 loại bỏ đi các chính sách đã gây ra sự lạm phát cho nền kinh tế của Nicaraguan.

 

Phong Lâm

Theo BusinessInsider/Tri Thức

Bạn có thể quan tâm