Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

9 ngày liên tiếp, số người tử vong do Covid-19 tại TP.HCM dưới 10 ca

Từ 1/2 đến 9/2, số tử vong do Covid-19 tại TP.HCM duy trì dưới mức 10 người/ngày. Hôm cao nhất là 4/2 (mùng 4 Tết) với 6 ca.

Chiều 10/2, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM họp báo định kỳ thông tin cho báo chí.

Tính đến 18h ngày 10/2, TP.HCM có hơn 515.816 ca mắc Covid-19. Hiện, ngành y tế thành phố điều trị cho 618 bệnh nhân, trong đó có 35 trẻ dưới 16 tuổi, 88 bệnh nhân nặng đang thở máy, 13 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Trong ngày 9/2, TP.HCM có 97 bệnh nhân nhập viện, 39 bệnh nhân xuất viện, 4 trường hợp tử vong. Thành phố đã tiêm hơn 661.000 liều vaccine Covid-19 bổ sung và hơn 3,9 triệu mũi vaccine nhắc lại cho người dân.

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết đến nay, thành phố có 92 ca mắc Omicron và chưa có người nào tử vong trong số này.

Số ca tử vong tại TP.HCM từ 22/8/2021 đến nay
Nguồn: Sở Y tế TP.HCM
Nhãn 22/8 23/8 24/8 25/8 26/8 27/8 28/8 29/8 30/8 31/8 1/9 2/9 3/9 4/9 5/9 6/9 7/9 8/9 9/9 10/9 11/9 12/9 13/9 14/9 15/9 16/9 17/9 18/9 19/9 20/9 21/9 22/9 23/9 24/9 25/9 26/9 27/9 28/9 29/9 30/9 1/10 2/10 3/10 4/10 5/10 6/10 7/10 8/10 9/10 10/10 11/10 12/10 13/10 14/10 15/10 16/10 17/10 18/10 19/10 20/10 21/10 22/10 23/10 24/10 25/10 26/10 27/10 28/10 29/10 30/10 31/10 1/11 2/11 3/11 4/11 5/11 6/11 7/11 8/11 9/11 10/11 11/11 12/11 13/11 14/11 15/11 16/11 17/11 18/11 19/11 20/11 21/11 22/11 23/11 24/11 1/12 2/12 3/12 4/12 5/12 6/12 7/12 8/12 9/12 10/12 11/12 12/12 13/12 14/12 15/12 16/12 17/12 18/12 19/12 20/12 21/12 22/12 23/12 24/12 25/12 26/12 27/12 28/12 29/12 30/12 31/12 1/1 2/1 3/1 4/1 5/1 6/1 7/1 8/1 9/1 10/1 11/1 12/1 10/1 11/1 12/1 13/1 1/2 2/2 3/2 4/2 5/2 6/2 7/2 8/2 9/2
Số ca tử vong Ca 340 292 266 242 287 271 256 245 335 303 217 250 256 222 233 253 268 203 195 188 200 228 199 189 160 166 165 182 163 184 181 175 140 123 131 122 131 113 106 96 123 79 93 104 88 92 78 74 82 73 64 73 61 61 58 38 51 47 43 41 33 42 30 40 27 32 25 32 30 21 25 31 40 28 33 32 31 35 38 43 38 42 38 22 45 35 26 42 55 42 50 59 62 77 59 80 68 75 69 94 57 75 76 72 67 78 75 64 74 65 60 65 57 56 58 46 44 44 42 36 30 35 40 37 34 33 30 31 26 25 21 20 18 19 19 19 18 19 15 16 15 12 3 3 5 6 4 2 3 3 4
Xu hướng ca tử vong
340 292 266 242 287 271 256 245 335 303 217 250 256 222 233 253 268 203 195 188 200 228 199 189 160 166 165 182 163 184 181 175 140 123 131 122 131 113 106 96 123 79 93 104 88 92 78 74 82 73 64 73 61 61 58 38 51 47 43 41 33 42 30 40 27 32 25 32 30 21 25 31 40 28 33 32 31 35 38 43 38 42 38 22 45 35 26 42 55 42 50 59 62 77 59 80 68 75 69 94 57 75 76 72 67 78 75 64 74 65 60 65 57 56 58 46 44 44 42 36 30 35 40 37 34 33 30 31 26 25 21 20 18 19 19 19 18 19 15 16 15 12 3 3 5 6 4 2 3 3 4

Hơn 96% lao động tại TP.HCM trở lại làm việc sau Tết

Theo ông Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM (LĐTBXH), đến hết sáng 10/2, tỷ lệ lao động quay lại làm việc sau Tết trên địa bàn chiếm 96% - hơn 1,9 triệu người. Khu chế xuất, khu công nghiệp (KCN) là 262.000/273.000 người, Khu công nghệ cao là 49.700/51.767. Còn với doanh nghiệp ngoài KCN thì hơn 1,6 triệu người đã quay trở lại làm việc.

Sở dự báo sau 13/2, lao động quay lại làm việc tương đối đầy đủ. Một số doanh nghiệp đã chuẩn bị được đơn hàng đến tháng 7/2022 nên chính sách thu hút và giữ chân người lao động khá chu đáo.

“Năm nay, tín hiệu khá tốt, tình hình khả quan hơn so với những năm trước đây. Một số doanh nghiệp quy mô nhỏ cho lao động nghỉ bù, nghỉ phép”, ông Lâm cho hay.

Dự kiến, nhu cầu lao động sau Tết tại TP.HCM khoảng 30.000 người. Theo thống kê của hệ thống dịch vụ, việc làm, các ngành có nhu cầu tuyển dụng cao là kinh doanh, thương mại, công nghệ thông tin, dệt may, da giày, lương thực thực phẩm… Mức lương trên 6 triệu đồng với lao động không cần trình độ chuyên môn và 8 đến hơn 10 triệu đồng cho người có tay nghề.

Ông Trần Đoàn Trung, Phó chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động TP.HCM, cho biết số tiền chăm lo Tết cho người lao động trong năm nay cao hơn 1,5 lần so với các năm trước. Lượng lao động trở lại làm việc từ 5/2 đến 9/2 đạt tỷ lệ cao hơn khá nhiều so với các năm. Các năm trước, tính đến 10-15/2 chỉ khoảng 70-80% lao động trở lại làm việc sau Tết, năm nay là trên 90%.

Sau Tết, Liên đoàn ghi nhận hơn 1.000 công nhân mắc Covid-19 khi quay trở lại làm việc. Đây đều là các trường hợp nhẹ, không nguy hiểm. Tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3 đạt trên 86%; riêng KCN thì đạt trên 96%. Liên đoàn đang phối hợp với các bệnh viện, hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh để đảm bảo sức khỏe lao động.

TP.HCM chỉ thiếu giáo viên mầm non cục bộ

Ông Trịnh Duy Trọng (Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM) cho biết đến nay, ngành giáo dục đang tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh lớp 7-12. Hiện, công tác tổ chức dạy học trực tiếp đã ổn định, không gián đoạn.

Từ ngày 7 đến 9/2, Sở ghi nhận 5 trường hợp F0 tại trường và đều được xử lý đúng quy trình.

Với bậc tiểu học và học sinh lớp 6, các cơ sở giáo dục đang chuẩn bị rốt ráo công đoạn cuối để ngày 14/2 đón học sinh đến trường. Những cơ sở giáo dục từng được trưng dụng làm nơi phòng, chống dịch đều đã có thể mở cửa, đón học sinh vào 14/2.

Từ 1/3, tùy theo điều kiện, ngành giáo dục mở rộng cho đối tượng trẻ em khác đến trường.

Về việc thiếu giáo viên mầm non, ông Trọng cho biết trước Tết có tình trạng này. Hiện tất cả cơ sở giáo dục mầm non công lập đảm bảo 100% trẻ đến trường được chăm lo. Trường ngoài công lập có tình trạng thiếu giáo viên bảo mẫu cục bộ do người lao động về quê sau dịch. Tuy nhiên, với số phụ huynh đăng ký cho trẻ đến trường từ 14/2 thì cơ sở giáo dục hoàn toàn đáp ứng được.

Ông Trọng cho biết thêm số phụ huynh, học sinh đồng thuận và đăng ký cho trẻ đến trường từ 14/2 ở khối tiểu học là 80-85%, khối mầm non là 60-80%.

7 cửa hàng hết xăng RON 95

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương, cho biết theo kế hoạch, ngày 11/2, giá xăng sẽ được điều chỉnh theo quy định nên người kinh doanh có tâm lý hạn chế bán để chờ giá lên. Trong khi đó, về nhu cầu, người sử dụng nhiều biết giá sẽ tăng vào 11/2 nên tăng cường thu mua.

Ông Phương thừa nhận một số khó khăn nhưng khẳng định không có tình trạng găm hàng xăng dầu tại TP.HCM. Vừa qua, Bộ Công Thương đã họp với các đơn vị kinh doanh xăng dầu và chỉ đạo nếu phát hiện găm hàng sẽ yêu cầu xử lý, rút giấy phép. Sở cũng đã triển khai kiểm tra, rà soát dự trữ xăng dầu. Các đơn vị theo quy định đều đáp ứng dự trữ lượng hàng 30 ngày. Petrolimex còn có mức dự trữ lên đến 45-60 ngày một số mặt hàng.

Đại diện Sở Công Thương cho biết 548 cửa hàng xăng dầu tại thành phố gần như hoạt động bình thường, chỉ có 2 cửa hàng tạm ngưng hoạt động. Chiều 10/2, cơ quan quản lý thị trường kiểm tra, rà soát thì ghi nhận 7 cửa hàng không có xăng RON 95 để bán.

Theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, Thanh tra Sở Công Thương đã có kế hoạch tổ chức kiểm tra hoạt động của ngành, trong đó có xăng dầu, từ đầu tháng 3. Tuy nhiên, trước tình hình này, từ 11/2, Sở sẽ triển khai công tác kiểm tra và nhắc nhở.

“Trong cuộc họp với lãnh đạo TP.HCM vào 8/2, các doanh nghiệp cam kết duy trì dự trữ và tăng nhập khẩu. Nguồn hàng nhập khẩu đang trên đường về, chuẩn bị cập cảng. Lượng hàng sẽ rất đầy đủ. Dự báo sau khi điều chỉnh giá xăng vào 11/2 tới đây, tình hình sẽ trở lại bình thường”, đại diện Sở Công Thương cho hay.

7 cửa hàng tại TP.HCM hết xăng RON 95

Ngày 10/2, TP.HCM có 7 cửa hàng hết xăng RON 95 và chỉ bán dầu. Tuy nhiên, lượng xăng nhập sắp cập cảng và thành phố đủ hàng để cung ứng cho người dân.

Sẵn sàng phương án điều trị học sinh mắc Covid-19 khi mở trường học

Phó thủ tướng chỉ đạo các địa phương tập huấn kịch bản ứng phó khi phát hiện ca mắc Covid-19 trong trường học để vừa phòng chống dịch, vừa không ảnh hưởng đến hoạt động học tập.

Thu Hằng

Bạn có thể quan tâm