Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

9 kế 'phá' Trung Quốc trên Biển Đông

Giám đốc An ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ (CNAS) nhận định về khó khăn của Mỹ trong việc duy trì hòa bình trên Biển Đông trước những động thái cứng rắn của Bắc Kinh.

9 kế 'phá' Trung Quốc trên Biển Đông

Giám đốc An ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ (CNAS) nhận định về khó khăn của Mỹ trong việc duy trì hòa bình trên Biển Đông trước những động thái cứng rắn của Bắc Kinh.

Dưới đây là bài viết của ông, Tiến sĩ Patrick M. Cronin, về những khó khăn mà Washington sẽ phải đối mặt cũng như đưa ra những gợi ý về cách giải quyết các vấn đề trong khu vực.

Đường lưỡi bò chiếm trọn gần như toàn bộ Biển Đông một cách phi lý của Trung Quốc chính là nguyên nhân cho những căng thẳng trong khu vực suốt thời gian qua và cả thời gian sắp tới.

Dù có những tiến bộ về ngoại giao nhưng tình hình hiện nay chỉ làm kéo dài thêm các cuộc đối đầu âm ỉ và nhiều khả năng vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Việc tìm kiếm các động lực mới cho sự ổn định chung cũng như những sáng kiến cụ thể cho quy tắc ứng xữ COC đang gặp phải nhiều trở ngại.

Những trở ngại bạo gồm sự chồng lấn lãnh thổ trên các khu vực tranh chấp, tốc độ hiện đại hóa chóng mặt của Hải quân Trung Quốc. Thái độ ngày càng quyết đoán hơn của Bắc Kinh đối với các đòi hỏi chủ quyền và cả sự coi thường luật pháp quốc tế...

Bắc Kinh tiếp tục phản đối sự đa phương hóa trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Phát triển và thiết lập quyền hàng hải riêng trong khu vực, sử dụng đội tàu hải quân, tàu hải giám thậm chí cả tàu du lịch hoạt động rộng khắp trên khác khu vực tranh chấp nhằm khẳng định chủ quyền phi lý của mình. Mặc khác, Bắc Kinh đang thiết lập các nguyên tắc chỉ giải quyết các vấn đề tranh chấp đối với từng quốc gia riêng rẽ (giải pháp song phương).

Sự phát triển này đang trực tiếp phá hoại mục tiêu chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, duy trì hòa bình ổn định, tự do hàng hải, mở các tuyến giao thông trên biển, xây dựng một hệ thống luật lệ mở cho các hoạt động chung trên toàn cầu.

Thực tế ngoại giao không có khả năng là một phương tiện đủ để chế ngự những căng thẳng ở Biển Đông. Mỹ cần xem xét những giải pháp khác để gìn giữ hòa bình, thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng trong khu vực.

Hành vi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong những tuyên bố chủ quyền của mình cho thấy mưu đồ cưỡng chế các khu vực lân cận trong tương lai. Sự kiện bãi cạn Scarborough là một điển hình cho kiểu quấy rối hàng hải kết hợp với các mối đe dọa về hải quân để đạt được mục đích.

Bắc Kinh ngày càng cứng rắn hơn với cái họ gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi", điều đó khiến việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông càng trở nên khó khăn hơn.

Duy trì hòa bình và ổn định ở châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng thực sự là một thách thức không nhỏ đối với Mỹ. Với tình hình căng thẳng như vậy, Washington nên làm gì để chứng tỏ vai trò lãnh đạo của mình đối với hòa bình và ổn định trong khu vực.

-          Nâng cao năng lực các nước đồng minh và đối tác cung cấp một giải pháp phòng thủ đáng tin cậy chống lại hành vi bạo lực.

-          Hải quân Mỹ cần nâng cao quá trình đào tạo và huấn luyện cho quân đội các nước đối tác về dịch vụ hàng hải nhằm giảm thiểu các nguy cơ gây tai nạn  hoặc các tính toán sai lầm.

-          Tổ chức và thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin giữa các quân đội có liên quan. Bao gồm cả Trung Quốc trong nỗ lực quân sự ở khu vực. Sự tham gia của Trung Quốc vào các hoạt động quân sự trong khu vực do Mỹ dẫn đầu như RIMPAC là một yêu cầu quan trọng để xây dựng lòng tin lẫn nhau.

-          Vận động Thượng viện Mỹ phê chuẩn UNCLOS (Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển). UNCLOS có thể không giải quyết hết các tranh chấp ở Biển Đông nhưng sự tham gia của Mỹ vào công ước sẽ củng cố thêm cơ sở pháp lý của luật pháp quốc tế.

-          Hỗ trợ cho nỗ lực của Phillippine và làm trọng tài cho khiếu kiện của họ đối với Trung Quốc như là một tiền lệ quan trọng trong khu vực.

-          Tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong việc quyết định số phận của Biển Đông, xúc tiến quá trình xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC.

-          Làm  sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác toàn diện với Indonesia và phát huy vai trò của họ như là một bên quan trọng trong các tranh chấp trong khu vực.

-          Hoàn thành việc xây dựng đối tác xuyên Thái Bình Dương trong năm 2013.

-          Cân bằng sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các nước trong khu vực, hỗ trợ mục tiêu xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.

Tuy nhiên, khả năng thực hiện các bước chiến lược trên có thành công hay không phụ thuộc khá nhiều vào thái độ của Bắc Kinh đối với vấn đề này.

quốc việt

Theo Infonet

quốc việt

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm