Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

​9 dự án quân sự khác thường của Mỹ

Một trong những tuyên ngôn về sứ mệnh của Cơ quan Quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) là tạo ra "sự kinh ngạc về công nghệ quốc phòng".

Mô hình phối hợp tác chiến theo nhóm của các máy bay không người lái của Darpa - Ảnh: DARPA
Mô hình phối hợp tác chiến theo nhóm của các máy bay không người lái của DARPA. Ảnh: DARPA

Truyền thông Mỹ đã dò tìm được 9 dự án nghiên cứu khác thường trong lĩnh vực quốc phòng đang được tiến hành tại DARPA.

1. Khí cầu máy khổng lồ

Loại phương tiện này được cho là có thể vận chuyển khoảng 1.000 tấn vũ khí, trang thiết bị phục vụ chiến đấu. Theo Business Insider, dự án này từng bị đình lại năm 2006 do thiếu công nghệ. Tuy nhiên, năm 2013, nó đã được tái khởi động.

Mục tiêu của DARPA là chế tạo các khí cầu máy có khả năng vận chuyển số lượng vũ khí lớn tới khoảng cách nửa vòng trái đất chỉ trong 5 ngày.

Bằng cách đó, quân đội Mỹ sẽ mau chóng triển khai cho các đơn vị chiến đấu của họ tất cả phương tiện cần thiết.

2. Xe tự lái chạy nhanh

Một trong những mục tiêu chính DARPA đặt ra trong dự án nghiên cứu công nghệ xe tự lái Ground X-Vehicle là nâng cao độ an toàn cho các phương tiện di chuyển trên bộ.

Trong clip minh họa, chiếc Ground X-Vehicle được chế tạo trông như một con nhện với 4 chân linh hoạt. Nó có khả năng tự động né tránh những luồng đạn pháo lao tới bằng cách chạy thật nhanh thoát khỏi luồng đạn, hoặc tự thay đổi cấu trúc xe để giảm thiểu nguy cơ bị đạn pháo xuyên thủng.

Xe Ground X-Vehicle có thể hoạt động ở cả hai dạng, có người lái và không người lái - Ảnh: DARPA
Xe Ground X-Vehicle có thể hoạt động ở cả 2 dạng, có người lái và không người lái. Ảnh: DARPA

3. “Sân bay” trên không

Đây thực chất là các sàn bay trên không, về hình thức như một “sân bay” nhỏ để máy bay không người lái có thể hạ cánh và tiếp nhiên liệu. DARPA tự tin nếu chương trình này thành công, máy bay không người lái của Mỹ sẽ vượt xa các đối thủ.

Các sàn bay trên không này hoạt động nhờ một hệ thống động cơ độc lập, kết hợp với một dự án nghiên cứu khác gọi tắt là CODE. Nó có hệ thống phần mềm tự động tổ chức các máy bay không người lái chiến đấu theo đội hình mà không cần nhiều sự giám sát và điều khiển của con người.

Mỹ muốn chế tạo 'tàu sân bay trên không'

Cơ quan nghiên cứu dự án quốc phòng hiện đại (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ kêu gọi đóng góp ý tưởng chế tạo "tàu sân bay trên không".


4. Robot trinh thám “không cần pin”

Đây là dự án nghiên cứu chế tạo robot có tên viết tắt là EATR (Robot chiến thuật tự sản sinh năng lượng). Mục tiêu của DARPA là chế tạo loại robot tự động có thể duy trì khả năng hoạt động trong những nhiệm vụ lâu dài và tầm xa không cần người điều khiển và cũng không phải tiếp năng lượng cho chúng theo cách thông thường.

Theo trang Robotictechnologyinc, các robot EATR sẽ thu thập năng lượng để hoạt động như một sinh vật sống. Chúng sẽ tìm kiếm các sinh khối trong môi trường (bao gồm vật liệu sinh học từ sự sống hay sinh vật sống) và các nguồn năng lượng hữu cơ khác.

Tất nhiên trong điều kiện thích hợp, các robot này vẫn có thể sử dụng nguồn năng lượng truyền thống và thay thế như xăng dầu, năng lượng mặt trời, dầu ăn, than đá, diesel... Thậm chí chúng còn có khả năng đánh cắp nhiên liệu khi cần thiết.

Một kiểu bọ gián điệp trong nghiên cứu của Darpa - Ảnh: DARPA
Một kiểu bọ gián điệp trong nghiên cứu của DARPA. Ảnh: DARPA

5. Côn trùng “gián điệp”

Cơ sở của ý tưởng này là biến hoạt động của những côn trùng có cánh thành nguồn cung cấp năng lượng cho bộ phận cảm biến gắn trên lưng chúng.

DARPA cấy sẵn các thiết bị điều khiển vào con bọ ngay trong giai đoạn còn là nhộng trong kén và kèm theo đó là một bộ phận phát điện có khả năng chuyển hóa động năng từ chuyển động bay của côn trùng thành năng lượng.

Theo Business Insider, DARPA đang nghiên cứu cách phối hợp hoạt động giữa nguồn cung cấp năng lượng và bộ phận cảm biến, đồng thời nghiên cứu thiết bị có thể thu thập tin tức tình báo từ côn trùng.

6. Camera quan sát từ mọi góc độ

DARPA cũng không chắc rằng dự án này sẽ thành công, nhưng họ vẫn thử các phương cách khác nhau sử dụng kỹ thuật chụp ảnh plenoptic để tạo nên loại cảm biến có khả năng quan sát một khu vực từ mọi góc độ. Tất nhiên nguyên lý hoạt động của loại camera này sẽ khác.

Những siêu vũ khí sở hữu công nghệ tương lai của quân đội Mỹ

Pháo điện từ, vũ khí laser hay máy bay siêu thanh là 3 trong những vũ khí sở hữu công nghệ tối tân mà quân đội Mỹ đang đầu tư tiền của để phát triển.


7. GPS dùng năng lượng hạt nhân

Vật liệu hạt nhân được dùng trong trường hợp này chỉ để xác định tốc độ chứ không phải cung cấp năng lượng hay gây nổ. Hiện tại hầu hết vũ khí chính xác cao của Mỹ đều dựa vào công nghệ định vị GPS.

Tuy nhiên, ở những nơi tín hiệu GPS bị chặn hay mờ như khi tàu ngầm lặn dưới nước, quân đội Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc điều khiển tên lửa cũng như các phương tiện chiến đấu nhắm trúng mục tiêu.

Dự án nghiên cứu C-SCAN (Thiết bị định vị nguyên tử tổ hợp cỡ chip) sẽ cho phép định vị chính xác trong điều kiện không có tín hiệu GPS bằng việc đo tốc độ các nguyên tử từ sự phân rã hạt nhân.

8. Cấy ghép điện cực trong não trị bệnh

Thoạt nghe ý tưởng này sẽ gây lo lắng với nhiều người, nhưng DARPA cam kết chỉ thực hiện việc này với mục đích phục vụ chăm sóc sức khỏe. Dự án nghiên cứu SUBNETS sẽ giúp cấy thiết bị điện tử vào não bộ, sơ đồ hóa các luồng điện trong đó và sau đó thay đổi chúng.

Đây có thể là bước đột phá trong việc điều trị chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý và tổn thương não sau chấn thương.

9. Vi khuẩn chống vũ khí sinh học

Một trong những nguy cơ quân đội Mỹ lo ngại hiện nay là việc kẻ thù sử dụng vũ khí sinh học là những loại vi khuẩn có khả năng chống lại các loại kháng sinh. DARPA muốn tận diệt nguy cơ này ngay từ trong trứng nước, trước khi kẻ thù nào đó bất ngờ gieo rắc đại dịch cho quân đội cũng như người dân Mỹ.

Để đạt mục đích đó, họ đang nghiên cứu các loại vi khuẩn có thể được nuôi và cấy vào cơ thể nạn nhân bị vũ khí sinh học tấn công. Những vi khuẩn “qua đào tạo” này sẽ có khả năng truy tìm và tiêu diệt vi khuẩn hay virus gây bệnh ở cấp độ nhỏ nhất.

Phản lực chiến đấu của Mỹ nhào lộn không cần phi công

Hãng Boeing biến đổi thành công phản lực chiến đấu F-16 thành máy bay không người lái nhưng vẫn giữ nguyên khả năng tác chiến đặc biệt của nó.

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20150411/9-du-an-quan-su-khac-thuong-cua-my/732356.html

Theo Kim Thoa/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm