Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

9 điểm trong chiến lược an ninh quốc gia của Nga

Tổng thống Vladimir Putin đã phê chuẩn Chiến lược an ninh quốc gia của Nga trong năm 2016, trong đó nhấn mạnh sự mở rộng của NATO và các đồng minh là mối đe doạ đối với Moscow.

Chiến lược an ninh quốc gia mới vạch rõ các lợi ích quốc gia và mục tiêu chính sách đối nội, đối ngoại của Nga. Ảnh: Sputnik>

Theo RT, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh phê chuẩn Chiến lược an ninh quốc gia mới của Liên bang Nga hôm 31/12. Tài liệu liên quan được công bố trên trang web chính thức của điện Kremlin. Dưới đây là 9 điểm trong Chiến lược an ninh quốc gia Nga năm 2016.

Hoạt động của NATO

Theo văn kiện, sự mở rộng của các nước đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về phía biên giới Nga đang là mối đe doạ với an ninh quốc gia. Quá trình quân sự hoá và tập hợp vũ khí đang diễn ra ở các vùng lân cận Nga. Trong khi đó các nguyên tắc an ninh công bằng và không thể phân chia lại không được tôn trọng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, Á-Âu.

Tuy nhiên, Nga vẫn quan tâm đến một cuộc đối thoại công bằng và các mối quan hệ tốt với NATO, Mỹ, EU. Với quan hệ hợp tác, điều quan trọng là đẩy mạnh các cơ chế theo hiệp ước quốc tế liên quan đến quyền kiểm soát vũ khí, các biện pháp xây dựng lòng tin, không phổ biến vũ khí hàng loạt, mở rộng hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố, giải quyết xung đột khu vực.

Cách mạng sắc màu và tham nhũng

Tình trạng tham nhũng, các cuộc cách mạng sắc màu và nỗ lực vận động của những phong trào chính trị này được coi là hai trong những mối đe doạ với an ninh quốc gia, huỷ hoại các giá trị truyền thống.

Các nhóm xã hội có tư tưởng chủ nghĩa dân tộc và cực đoan tôn giáo, tổ chức phi chính phủ nước ngoài và quốc tế và cả công dân là những người có thể liên quan đến hoạt động trên. Hành động của họ ảnh hưởng đến tính toàn vẹn lãnh thổ của Nga và gây mất ổn định chính trị.

Hoạt động của cơ quan tình báo nước ngoài, tổ chức khủng bố và cực đoan và các nhóm tội phạm cũng được phân loại là mối đe dọa.

Vũ khí sinh học

Nghị định của chính phủ Nga cho biết, số lượng các nước sở hữu vũ khí hạt nhân đang làm gia tăng tăng rủi ro nhất định. Tuy nhiên, nguy cơ các quốc gia được sở hữu, sử dụng vũ khí hóa học và sinh học, cũng tăng lên đáng kể. 

Mạng lưới phòng thí nghiệm sinh học quân đội của Mỹ đang được mở rộng trên nhiều vùng lãnh thổ ở các nước láng giềng của Nga. Trong khi đó, chính sách đối nội và đối ngoại độc lập của Moscow đã vấp phải sự kháng cự của Mỹ và các đồng minh, vốn đang tìm cách duy trì vị trí thống trị trong các vấn đề thế giới. 

Vũ khí hạt nhân

Nga có thể sẵn sàng thảo luận về việc hạn chế tiềm năng hạt nhân, nhưng phải dựa trên thỏa thuận chung và các cuộc đàm phán đa phương.

Điều này chỉ được thực hiện nếu nó có thể góp phần đưa ra các điều kiện thích hợp nhằm giảm vũ khí hạt nhân, mà không gây tổn hại cho an ninh quốc tế.

Đồng thời, Nga có kế hoạch ngăn chặn bất kỳ xung đột quân sự nào bằng cách duy trì khả năng hạt nhân, nhưng sẽ chỉ dùng đến biện pháp quân sự khi tất cả các lựa chọn phi quân sự khác thất bại. 

Vũ lực quân sự

Chiến lược của Nga cho phép sử dụng lực lượng quân sự trong nhiều trường hợp, khi các biện pháp khác nhằm "bảo vệ lợi ích quốc gia" không hiệu quả.

Liên minh châu Âu (EU) hôm 18/12 quyết định gia hạn lệnh trừng phạt kinh tế Nga thêm 6 tháng vì liên quan đến vấn đề khủng hoảng Ukraine. Ảnh: AFP

Chiến tranh thông tin

Tài liệu nhấn mạnh, các cơ quan tình báo đang tận dụng khả năng và lợi thế một cách tích cực hơn, nhằm tranh giành ảnh hưởng trên trường quốc tế. Tất cả thông tin về chính trị, tài chính, kinh tế và thông tin đều có thể được sử dụng trong cuộc chiến này. 

Khủng hoảng Ukraine

Việc Mỹ và EU ủng hộ cuộc đảo chính ở Ukraine đã dẫn đến tình trạng chia rẽ sâu sắc trong xã hội và thúc đẩy xung đột vũ trang.

Sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc và hình ảnh Nga bị cố tình bóp méo như "kẻ thù" ở Ukraine đã gây bất ổn ở châu Âu và khu vực biên giới Nga. 

Kinh tế

Mức độ cạnh tranh thấp và nền kinh tế phụ thuộc vào tài nguyên là các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sự ổn định của kinh tế Nga. 

Các yếu tố khác bao gồm sự chậm trễ trong phát triển công nghệ tiên tiến, lỗ hổng của hệ thống tài chính, mất cân bằng trong hệ thống ngân sách, cạn kiệt nguyên liệu, sức mạnh của các nền kinh tế ngầm, điều kiện dẫn đến tham nhũng và hành vi tội phạm, sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực.

Việc Nga phụ thuộc vào môi trường kinh tế bên ngoài không thành vấn đề. Các giới hạn, khủng hoảng toàn cầu và khu vực, lạm dụng luật pháp là yếu tố tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Trong tương lai, nó còn có thể dẫn đến nguy cơ thiếu nước, khoáng sản và các nguồn tài nguyên sinh học.

Bên cạnh ảnh hưởng ngày càng lớn của yếu tố chính trị trong các tiến trình kinh tế, việc các bang áp dụng giải pháp kinh tế; công cụ tài chính, thương mại, đầu tư; chính sách công nghệ để giải quyết vấn đề địa chính trị riêng đang tác động đến tính ổn định của cả hệ thống quan hệ kinh tế quốc tế. 

Giải pháp

Chính phủ Nga sẽ thực hiện các biện pháp nhằm đối phó và xử lý vấn đề mà nền kinh tế đang phải đối mặt. Để đảm bảo an ninh kinh tế, Moscow cần phải cân đối ngân sách, ngăn chặn các dòng vốn, kiềm chế lạm phát.

Để xử lý các mối đe doạ, chính phủ sẽ thực hiện chính sách kinh tế và xã hội quốc gia, bao gồm các biện pháp củng cố hệ thống tài chính, bảo vệ chủ quyền và ổn định tiền tệ. 

Bên cạnh đó, Nga coi việc phát triển quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ, khu vực Mỹ Latin và châu Phi là ưu tiên quan trọng.


Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm