8 siêu công trình bị bỏ hoang trên thế giới
Có vốn đầu tư lớn và thiết kế khoa trương, nhưng những công trình này thậm chí còn chưa được hoàn thành và bị bỏ hoang nhiều năm nay.
1. Trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới (Trung Quốc)
Trung tâm mua sắm có tên New South China Mall tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc khai trương vào năm 2005. Với diện tích hơn 1,5 triệu m2, trung tâm nay có thể chứa khoảng 2.350 cửa hàng và trở thành trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới tính về diện tích. Khu vực bên ngoài khu mua sắm được trang trí với hàng trăm cây cọ cùng bản sao của các công trình nổi tiếng thế giới như Arc de Triomphe, tượng nhân sư Ai Cập, và nhiều đài phun nước.
Nhưng vấn đề duy nhất là trung tâm mua sắm này hoàn toàn bị bỏ hoang. Mặc dù có kế hoạch xây dựng và thiết kế khoa trương, trung tâm này chỉ có một vài cửa hàng. Những cửa hàng cửa kính vỡ, dãy hành lang bẩn thỉu cùng cùng cầu thang rỉ sét tại đây khiến người ta liên tưởng tới một khu mua sắm ma. Nơi đây tràn ngập rác rưởi, tranh dán trên tường rơi lả. Nhân viên tại khu vui chơi trong nhà tại đây thường xuyên ngủ gục trên bàn thu ngân hoặc giết thời gian bằng cách buôn chuyện với nhau.
2. Centro Financiero Confinanzas (Venezuela)
Trông như đang xây dở, Centro Financiero Confinanzas là tòa nhà cao thứ 8 tại châu Mỹ Latinh với 45 tầng. Tòa nhà tọa lạc tại vị trí trung tâm tài chính của thủ đô Venezula, Caracas. Tòa nhà được xây dựng với mục đích trở thành nơi tụ họp những doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Tuy nhiên, tại đây chỉ có 700 hộ gia đình sinh sống – con số nhỏ so với sức chứa của tòa nhà này.
3. Các công trình Sci Fi (Yugoslavia)
Những công trình này được cục tổng thống Yugoslavia, Josip Broz Tito cho xây dựng vào những năm 1960-1970 nhằm tưởng nhớ tới nơi diễn ra Thế chiến thứ 2. Vào những năm 1980, công trình đã thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm, đặc biệt là những người trẻ tới đây để bồi đắp lòng yêu nước. Sau khi Liên bang Xô Viết giải thể, những công trình này hoàn toàn bị bỏ hoang và ý nghĩa biểu tưởng của chúng cũng dần bị lãng quên.
4. Khách sạn Ryugyong (Triều Tiên)
Vào giữa những năm 1980, Triều Tiên muốn thay đổi hình ảnh của mình bằng việc xây dựng một cái gì đó khổng lồ và có thể nổi tiếng thế giới. Và họ quyết định xây dựng khách sạn cao nhất thế giới. Năm 1987, khách sạn Ryugyong Hotel được khởi công xây dựng dự kiến hoàn thành vào năm 1989 nhân kỷ niệm Liên hoan Thanh niên, Sinh viên Thế giới lần thứ 13. Khách sạn dự kiến có 10 tầng cũng nhiều dịch vụ như hộp đêm, sòng bạc, nhà hàng và có chi phí dự tính 230 triệu USD. Tuy nhiên, công trình đã phải dừng xây dựng khi sắp hoàn thành và không được sử dụng cho tới nay.
5. Sanzhi Pod House (Đài Loan)
Nằm dọc vùng duyên hải phía bắc Đài Loan có một khu nghỉ dưỡng kỳ lạ nổi tiếng với cái tên Sanzhi Pod House. Khu nghỉ dưỡng xa xỉ mang tính tương lai này ngày nay vẫn còn là một điều bí ẩn với cả người người dân địa phương và du khách. Một trong số những tin đồn về lý do khu nghỉ dưỡng này bị bỏ hoang là nơi đây xảy ra nhiều tai nạn bí ẩn khiến nhiều người bỏ mạng. Do đó, việc thi công đã phải dừng lại hoàn toàn.
6. Hashima Island (Nhật Bản)
Công trình này đã từng xuất hiện trong tập phim mới Skyfall James Bond với hình ảnh ngôi nhà cũ nát nằm giữa đại dương.
Công trình này nằm trên hòn đảo nằm giữa biển Đông cách bờ biển Nhật Bản 9 dặm. Vào cuối những năm 1980, người ta tìm thấy một mỏ than dưới bên dưới hòn đảo này và công ty Mitsubishi của Nhật, đơn vị đã khai thác mỏ than phải dùng phà đưa công nhân từ Nagasaki tới nơi khai khoáng. Sau đó, công ty này quyết định xây nhà cho công nhân và gia đình họ sống luôn tại đảo để tiện làm việc. Các dãy căn hộ nhiều tầng khổng lồ được dựng lên. Ngoài ra, trường học, phòng tắm công cộng, đền chùa, nhà hàng, chợ và thậm chí cả nghĩa trang cũng được xây dựng. Tất cả được thiết kế vẻn vẹn trên phần diện tích bằng một sân bóng đá.
Dân số tại đây nhanh chóng tăng lên trên 5.000 người và trở thành nơi có mật độ dân số đông nhất trái đất. Tuy nhiên, vào năm 1974, khi mỏ than này đã cạn kiệt, công ty Mistubishi yêu cầu công nhân trở về đất liền và thu xếp công việc cho họ trên nguyên tắc ai về trước có việc trước. Mọi người nhanh chóng rời khỏi hòn đảo, thậm chí còn bỏ lại cả những tách cà phê đang uống dở và xe đạp dựng trên tường.
7. Công viên bỏ hoang lớn nhất thế giới (Trung Quốc)
Công viên có tên Wonderland này nằm tại ngôi làng Chenzhuang, ngoại ô Bắc Kinh, Trung Quốc. Nơi đây là tàn tích của một công viên đang xây dở, xung quanh là các cánh đồng ngô.
Khi khởi công xây dựng công viên này, các nhà đầu tư hứa hẹn đây sẽ là "công viên giải trí lớn nhất châu Á”. Tuy nhiên, vào năm 1998, sau những bất đồng với chính quyền địa phương và nông dân về giá đền bù đất, công trình đã bị dừng xây dựng. Năm 2008, bất chấp mọi nỗ lực tái xây dựng, công trình này vẫn không được hoàn thành. Công viên bỏ hoang này hiện là nơi vui chơi của trẻ em địa phương và một số nhiếp ảnh gia mặc dù đang có dấu hiệu xuống cấp.
8. Nhà máy Battersea Power (Anh)
Battersea Power Station nhà máy than nhiệt điện tại bờ nam sông Thames, London. Công trình gồm 2 nhà máy riêng biệt nhưng thiết kế giống hệt nhau. Battersea A Power được xây dựng vào những năm 1930 còn Battersea B Power được xây dựng vào những năm 1950. Năm 1983, nhà máy này ngừng sản xuất điện nhưng trong suốt 50 năm qua, đây là một trong những địa danh nổi tiếng nhất tại London.
Năm 2012, nhà máy này được bán cho tập đoàn SP Setia của Malaysia với giá 400 triệu bảng Anh. Đây là công trình được xây bằng gạch lớn nhất tại châu Âu và vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên thủy với nội thất Art Deco. Tuy nhiên, điều kiện hiện nay của khu nhà được liệt vào dạng “rất tồi tệ” trong danh sách Di sản của Anh.
Hoài Thu
Theo Oddee/Infonet