Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

8 ngân hàng bị thanh tra đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Nhóm ngân hàng bị thanh tra gồm Techcombank, HDBank, TPBank, SHB, PVComBank, VietBank, SeABank và Baoviet Bank.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng trong các công điện về tăng cường quản lý giám sát, thanh tra, kiểm tra thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra tình hình và hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng trong hệ thống.

Theo đó, Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng đã lên kế hoạch thanh tra 8 ngân hàng thương mại gồm Techcombank, HDBank, TPBank, SHB, PVComBank, VietBank, SeABank và Baoviet Bank.

Đến tháng 4, cơ quan thanh tra đã tiến hành thanh tra tại 7 ngân hàng, trừ Baoviet Bank, do Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra với nhà băng này.

Sau thanh tra, đoàn thanh tra giám sát đã báo cáo người ra quyết định thanh tra và trình Thống đốc NHNN báo cáo kết quả thanh tra, bổ sung nội dung thanh tra hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan đến đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng.

Đồng thời, kết quả thanh tra cũng được gửi tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để xử lý các sai phạm liên quan đến việc sử dụng vốn huy động qua phát hành trái phiếu của các tổ chức phát hành.

NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH TPDN DẪN ĐẦU THỊ TRƯỜNG
Số dư trái phiếu doanh nghiệp do các tổ chức tín dụng phát hành hàng tháng. Nguồn: VBMA; Tổng hợp
NhãnTháng 12/2021Tháng 1/2022Tháng 2Tháng 3Tháng 4
Tổng số dư phát hành tỷ đồng 65757259231800362116472
Số dư TCTD phát hành
46926382430035014940

Cũng trong giai đoạn đầu năm này, Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng còn thực hiện thanh tra chuyên ngành với Ngân hàng TNHH MTV United Overseas Bank Việt Nam (UOB) và thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với NHNN Chi nhánh Lạng Sơn, Nam Định.

Theo cơ quan thanh tra, hoạt động thanh tra chuyên ngành nhằm mục đích phát hiện những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, từ đó kiến nghị cấp có thẩm quyền chấn chỉnh, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách, quy định pháp luật.

Đồng thời, việc thanh tra cũng nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro có nguy cơ gây mất an toàn trong hoạt động tổ chức tín dụng.

Trước đó, cuối năm 2021 và đầu năm 2022, Thủ tướng đã ban hành nhiều công điện chỉ đạo về việc tăng cường quản lý giám sát, thanh tra, kiểm tra thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp và tăng cường chấn chỉnh hoạt động thị trường trái phiếu cùng các biện pháp ổn định thị trường.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu NHNN chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tăng cường thanh tra, kiểm tra tình hình và hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, kịp thời phát hiện, cảnh báo rủi ro và có biện pháp xử lý theo quy định, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Tam ngan hang bi thanh tra hoat dong dau tu trai phieu doanh nghiep anh 1

Ngân hàng là trái chủ lớn nhất của các doanh nghiệp bất động sản trong quý đầu năm 2022. Ảnh: Nam Khánh.

Yêu cầu được đưa ra trong bối cảnh các ngân hàng thường xuyên nằm trong nhóm doanh nghiệp có số dư phát hành và đầu tư trái phiếu lớn nhất thị trường.

Như trong tháng 4, trong số 23 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với giá trị 16.472 tỷ đồng, có tới 14.940 tỷ (91%) là trái phiếu do các ngân hàng thương mại phát hành. Trong đó, MBBank dẫn đầu với 4.600 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm và Sacombank xếp sau với 2.500 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, trong báo cáo Chính phủ gửi tới Quốc hội cũng cho biết đến cuối tháng 3, tổng số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng là 326.500 tỷ đồng, tăng 19% so với cuối năm 2021 và chiếm 2,95% tổng dư nợ tín dụng.

Trong đó, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp với mục đích xây dựng, kinh doanh bất động sản là 124.800 tỷ, tăng 29% so với cuối năm 2021, chiếm 38% tổng số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, số dư trái phiếu mục đích tăng quy mô vốn là 101.500 tỷ đồng, tăng 7% so với cuối năm trước và chiếm gần 32% tổng số dư toàn hệ thống.

Báo cáo tài chính quý I của nhóm ngân hàng kể trên cũng cho thấy số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại hầu hết nhà băng đều tăng so với cuối năm 2021. Trong đó, Techcombank là ngân hàng có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất thị trường với hơn 101.100 tỷ đồng (bao gồm cả trái phiếu do tổ chức tín dụng khác phát hành).

So với cuối năm 2021, số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng này đã tăng gần 22%. Tương tự, số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại các ngân hàng như TPBank cũng tăng 21% giai đoạn này, đạt hơn 53.000 tỷ đồng; HDBank tăng 14%, đạt gần 24.800 tỷ; SHB tăng 148%, đạt hơn 17.200 tỷ; SeABank tăng 35%, đạt gần 6.200 tỷ đồng

Gelex mua tiếp ba lô trái phiếu 1.200 tỷ đồng trước hạn

Gelex đang đẩy mạnh tất toán sớm các lô trái phiếu doanh nghiệp trong tổng số gần 7.000 tỷ đồng nợ trái phiếu.

Doanh nghiệp ồ ạt mua lại trái phiếu trước hạn

Việc thắt chặt thị trường trái phiếu doanh nghiệp không chỉ khiến lượng phát hành suy giảm mà tạo ra làn sóng các doanh nghiệp đua nhau tất toán sớm trái phiếu.

Hoàng Thanh

Bạn có thể quan tâm