Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

8 cuộc nổi dậy đẫm máu nhất trong lịch sử hiện đại (kỳ 1)

Chiến dịch trấn áp khởi nghĩa nông dân của chính phủ El Salvador vào năm 1932 chẳng những khiến 10.000 tới 30.000 người chết, mà còn hủy hoại nền văn hóa của thổ dân bản địa.

Khởi nghĩa nông dân El Salvador vào năm 1932

Trong suốt nửa sau thế kỷ 18, cà phê trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất El Salvador nên nhiều người trồng cà phê mua những lô đất rộng lớn để làm đồn điền. Tuy nhiên, trào lưu này nới rộng hơn khoảng cách giàu nghèo do những người dân bản địa buộc phải bán ruộng đất và rơi vào cảnh cùng cực. Sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán vào năm 1929 và cuộc Đại suy thoái, thị trường cà phê cũng sụp đổ khiến nền kinh tế El Salvadoran hoàn toàn lụn bại. Một đội quân nông dân do Agustin Farabundo Marti đứng đầu đã nổi dậy đấu tranh để yêu cầu chính phủ thay đổi tình hình ngay lập tức.

Một tranh minh họa cuộc khởi nghĩa nông dân tại Romania vào năm 1932. Ảnh: Listverse

Quân đội, cảnh sát địa phương đã tiến hành những chiến dịch đàn áp tàn bạo mà người ta thường gọi là “La Matanza” (Cuộc tàn sát). Họ giết mọi thổ dân bản địa và thậm chí cả những người có ngoại hình giống thổ dân. Sau cuộc đàn áp, người ta đưa ra những ước tính khác nhau về số người thiệt mạng, từ 10.000 người đến 30.000 người. Cuộc thảm sát còn dẫn tới một bi kịch khác. Toàn bộ nền văn hóa của thổ dân địa phương biến mất vì nếu muốn tồn tại, họ buộc phải che giấu lịch sử văn hóa.

Phong trào đòi độc lập tại Triều Tiên vào năm 1919

Sau khi đất nước rơi vào tay Nhật Bản vào năm 1910, người dân Triều Tiên ngày một phẫn nộ với chính quyền đô hộ và vùng dậy đấu tranh để đòi lại chủ quyền cho đất nước. Cùng với ảnh hưởng từ bài diễn văn nổi tiếng “14 điểm” của Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson, tuyên bố về quyền tự quyết của người dân trong việc bầu ra những người lãnh đạo cho đất nước, lực lượng quần chúng Triều Tiên có vốn hiểu biết ngày càng lớn đã tập hợp lực lượng. Họ chọn 1/3/1919 là ngày mở đầu cuộc khởi nghĩa vì đây là ngày lễ tưởng nhớ vị vua cuối cùng của Triều Tiên. Cuối cùng, những cuộc biểu tình đã trở thành phong trào chống ách cai trị ngoại xâm lớn nhất trong lịch sử Triều Tiên.

Những cuộc biểu tình phi bạo lực vẫn kết thúc trong biển máu. Trong số hơn hai triệu dân tham gia biểu tình, 46.000 người bị bắt và 7.500 người thiệt mạng. Dù không hoàn thành sứ mệnh, phong trào độc lập 1/3 khiến đế quốc Nhật Bản nới lỏngách cai trị của họ và góp phần thành lập chính phủ  lâm thời Cộng hòa Triều Tiên, một tổ chức quan trọng trong lịch sử nước này.

Tuần lễ đẫm máu tại Pháp vào năm 1871

Công xã Paris là một chính quyền điều hành Paris từ ngày 18/3/1871 tới 28/5/1871 sau khi triều đình của hoàng đế Napoleon III sụp đổ do thất bại trong cuộc chiến với nước Phổ. Tuy nhiên, chính phủ mới của Pháp lại muốn đàn áp Công xã Paris và tái lập chế độ quân chủ. Sau khi chính phủ đàn áp các công xã tương tự, Công xã Paris đối mặt với đòn tấn công tổng lực của họ. Chính phủ huy động một lượng lớn binh lính để tung đòn quyết định.

Một bức tranh minh họa cuộc chiến giữa Công xã Paris và chính phủ vào năm 1871. Ảnh: Listverse

Ngày 20/5/1871, quân chính phủ tổng tấn công lực lượng vệ quốc quân của Công xã Paris. Họ tràn vào thủ đô qua cửa ô Saint – Cloud. “Tuần lễ đẫm máu” diễn ra từ ngày 21/5 tới 28/5. Trong tuần đó, lính chính phủ bắn, giết vệ quốc quân một cách không thương tiếc. Số dân thường thiệt mạng trong “Tuần lễ đẫm máu” lên tới 20.000. Khoảng 750 lính chính phủ tử trận.

Khởi nghĩa nông dân Romania vào năm 1907

Vào đầu thế kỷ 19, trên khắp lãnh thổ Romania ngày nay, một làn sóng giận dữ đã trùm lên tất cả những người nông dân. Họ kiệt quệ và mệt mỏi do ách cai trị của tầng lớp chủ đất. Dù chiếm tới 80% dân số, phần lớn họ không có một tấc đất trong tay. Hàng loạt cuộc biểu tình nổ ra vào tháng 3/1907 và nhanh chóng lan rộng. Những người biểu tình tại nửa phía nam đất nước trở thành những kẻ giết người. Mặc dù ban đầu chủ nghĩa Do Thái đóng vai trò trong cuộc khởi nghĩa nhưng những chủ đất địa phương chịu ảnh hưởng đầu tiên lại là người Do Thái. Các cuộc biểu tình nhanh chóng lan ra các khu vực mà người Do Thái không sinh sống hoặc chiếm tỷ lệ thấp trong dân số.

Sau khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp, chính phủ Romania huy động hơn 100.000 binh lính để đàn áp những người biểu tình. Chưa đầy một tuần sau đó, chính phủ dập tắt cuộc khởi nghĩa và kiểm soát tình hình. Tuy nhiên, con số thương vong chính sác sau cuộc đàn áp vẫn là điều bí ẩn vì vua Carol ra lệnh hủy mọi tài liệu liên quan. Nhưng theo ước tính của nhiều nhà nghiên cứu, số người thiệt mạng có thể lên tới 11.000. 

Thái Dương (theo Listverse)

Bạn có thể quan tâm