Thế giới
Ảnh & Video
7 mẫu phi cơ chết yểu vì quá dị thường
- Thứ ba, 22/10/2013 07:42 (GMT+7)
- 07:42 22/10/2013
Độc đáo, lạ thường khiến đĩa bay hay thủy phi cơ lớn nhất thế giới hoạt động không hiệu quả, dẫn tới việc chúng chỉ tồn tại ở dạng mẫu thử nghiệm hoặc nhanh chóng chết yểu.
|
Tính tới thời điểm hiện tại, dường như máy bay M2-F1 của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) là loại phi cơ duy nhất sử dụng thân để tạo lực nâng khí động học. Chính vì thế, nó thường được kéo bởi một máy bay khác trước khi rơi tự do trong không khí để lướt trở lại mặt đất. Ảnh: SPL.
|
|
Đĩa bay Avrocar do công ty Avro của Canada thiết kế cho Không quân Mỹ. Sở hữu thân hình tròn, Avrocar có khả năng cất cánh thẳng đứng nhờ lực đẩy phản lực từ động cơ khổng lồ ở giữa thiết bị. Tuy nhiên, Avrocar chỉ có khả năng di chuyển với vận tốc hơn 50 km/h trong khi tiếng ồn và nhiệt nó tạo ra quá lớn. Dự án ngừng vào năm 1961 bởi nó không khả thi. Ảnh: virtuallystrange.com.
|
|
Những chiếc Douglas X-3 Stiletto ra đời nhằm mục đích thử nghiệm bay với tốc độ siêu âm. Thân phi cơ được chế tạo bằng titan, tạo tiền đề cho các loại máy bay sau này. Những chiếc Douglas X-3 Stiletto được thiết kế để bay với vận tốc 3.200 km/h. Tuy nhiên, nó chưa bao giờ vượt qua được tốc độ Mach 1 (1238 km/h). Nó là một trong những thất bại bẽ bàng của quân đội Mỹ. Dẫu vậy, hãng chế tạo phi cơ Lockheed đã sử dụng thiết kế của X-3 để áp dụng vào mẫu phi cơ F-104 Lockheed Starfighter, giúp nó đạt đến tốc độ Mach 2. Ảnh: Wikipedia.
|
|
Thủy phi cơ lớp Lun (NATO gọi là Duck) là loại phi cơ lớn nhất thế giới mà con người từng chế tạo. Đây là thiết kế của Rostislav Evgenievich Alexeev, được Hải quân Liên Xô sử dụng từ năm 1987 tới những năm đầu thập niên 90. Sở hữu kích thước khổng lồ, hệ thống động cơ khỏe và thiết kế siêu quái dị, thủy phi cơ Lun ra đời nhằm mục đích đối trọng với phi đội tàu sân bay hùng hậu của Mỹ. Tuy nhiên, Nga chỉ chế tạo duy nhất một nguyên mẫu thủy phi cơ Lun và sau đó họ đã loại nó khỏi biên chế quân đội Nga. Ảnh: Wikipedia.
|
|
Mẫu máy bay không cánh Hyper III của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA). Sử dụng chính phần phân máy báy để tăng khả năng khí động học, cánh của Hyper III rất nhỏ và không thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình bay. Do giảm sự phụ thuộc vào cánh nên chiếc máy bay giảm thiểu ma sát với không khí trong quá trình tiếp đất. Đây là một phần cơ chế hoạt động của tàu con thoi nhưng giới chuyên gia chưa hiểu rõ sự liên quan giữa Hyper III với tàu con thoi. Ảnh: Wikipedia.
|
|
Máy bay công nghệ cao HiMAT ra đời nhằm mục đích thử nghiệm công nghệ phi cơ chiến đấu thế hệ mới cho không quân Mỹ. Thân máy bay được chế tạo từ vật liệu composite. HiMAT sở hữu hệ thống kiếm soát bay điện tử và hoàn toàn không có người lái. Chuyến bay đầu tiên của HiMAT diễn ra vào năm 1979 trong khi các thử nghiệm cuối cùng hoàn thành năm 1983. Dự án khép lại cùng năm. Ảnh: Wikipedia.
|
|
LTV XC-142 là một trong những tiền thân của quái vật V-22 Osprey, loại máy bay quân sự độc đáo của quân đội Mỹ. Ra đời nhằm mục tiêu vận tải hàng hóa nặng với tốc độ lớn cùng tính cơ động cao, LTV XC-142 sở hữu 4 động cơ cánh quạt trên 2 cánh không cố định. Khi bay lên hoặc đáp xuống, cánh LTV XC-142 vuông góc mới mặt đất, giúp chiếc máy bay hoạt động giống một chiếc trực thăng. Khi bay, các cánh sẽ nằm song song với mặt đất, giúp nó di chuyển nhanh hơn. Tuy nhiên, sự thiếu ổn định trong quá trình bay khiến dự án LTV XC-142 bị hủy vào năm 1966. Ảnh: SPL. |
Canada
máy bay
thủy phi cơ
đĩa bay
dự án
khí động học
titan
thân
cánh
động cơ