Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

7 bài học tiếp thị đắt giá từ trào lưu 'dội xô nước đá'

Khi các thành viên của Team Frate Train khởi xướng thử thách “Ice Bucket Challenge”, họ không phải biến nó thành một hiện tượng lan tỏa lớn, cũng không phải gây quỹ khổng lồ.

Nếu bạn có bất kỳ tài khoản xã hội đặc biệt là trên Facebook hoặc Instagram, trong vài tuần qua có thể đã nhận ra làn sóng lan truyền hành động đem ra một lời thách thức và dội xô nước trên đầu của mọi người. Hiệu ứng truyền thông này có tên "Ice Bucket Challenge," hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt với mục tiêu mang lại nhận thức về chứng bệnh teo cơ xơ cứng (tên khoa học: Amyotrophic Lateral Sclerosis- ALS). 

Ý tưởng của thử thách dội xô nước đá không phải là mới hay sáng tạo và trong thực tế nó thậm chí còn không liên quan cụ thể với căn bệnh ALS. Vậy làm thế nào phong trào này có thể lan truyền nhanh trong một thời gian ngắn đến như vậy? 

Sau đây là một số yếu tố quan trọng trong việc lý giải sự thành công của chiến dịch này:

1. Bất cứ ai cũng có thể tham gia

Các đối tượng mục tiêu của chiến dịch này là bất cứ ai với một chiếc smartphone và một tài khoản truyền thông xã hội - đó là thứ tất cả mọi người đều có hiện nay. Ngay cả những đứa trẻ không có tài khoản nào cũng có thể tham gia bởi phần lớn người dùng Facebook đã quen với việc chia sẻ hình ảnh và video về tất cả mọi thứ con cái họ thực hiện. Bên cạnh những chi phí đá lạnh, thời gian của bạn, một phần mục đích của chiến dịch nâng cao nhận thức cho mọi người về cơ bản là miễn phí, và các yếu tố xúc phạm là vô cùng nhỏ, mà lại không đỏi hỏi trí tuệ đối với hầu hết người. 

2. Những quy tắc rất đơn giản để "thách thức" 

Tất cả bạn cần là một vật chứa nước, một số phương tiện làm đóng băng nước, danh sách nhóm người để thách thức tiếp nhằm giữ cho phong trào đi lên, một vài hashtags và khoảng 15 phút để thiết lập và thực hiện điều đó. Nếu bạn không muốn gửi một đoạn video, hãy vào trang web ALS và ủng hộ.

3. Sức ép khoảng thời gian để hoàn thành thử thách

Nguyên tắc của chiến dịch này khá rõ ràng - nếu bạn bị thách thức, bạn có 24 giờ để chấp nhận và hoàn thành nó. Đây là một nguyên nhân chính khiến việc lan truyền một cách nhanh chóng, như cảm giác khẩn cấp được tạo ra cho những người đã được công khai kêu gọi tham gia.

4. Thời điểm hoàn hảo của năm

Chiến dịch này bắt đầu vào mùa hè tại Mỹ, trong thời tiết khá nóng và việc thử thách trở nên mát mẻ, dễ dàng hơn là diễn ra trong mùa đông. Cuối tháng 7 và đầu tháng 8 cũng là khoảng thời gian có xu hướng nghỉ ngơi với mọi người, vì vậy nó dễ dàng hơn cho ngay cả những người bận rộn nhất thực hiện, đặc biệt là với giới hạn thời hạn kèm theo thách thức.

5. Đơn giản, nhưng mô tả bởi từ khóa hashtags

Trong xu hướng SEO trên thế giới ngày nay, chiến dịch này lan truyền hiệu quả với hai từ khóa dễ nhớ để phân loại các bài viết: #IceBucketChallenge và #StrikeoutALS. Về cơ bản, hai hashtags này đã mô tả tại sao chiến dịch này tồn tại và làm cho nó vô cùng dễ dàng để mọi người tìm kiếm và tìm hiểu thêm về những nỗ lực, xem những video đã đăng tải từ các thách thức, và đảm bảo rằng những người khác nhận thức được ý nghĩa của sự tham gia.

6. Yếu tố “tiền tệ xã hội”

Một khi chiến dịch đã lan truyền nhanh chóng và tạo ra sức lan toàn lớn, những người sử dụng thường xuyên của truyền thông xã hội một cách tự nhiên muốn vào cuộc để cho thấy họ là một phần của đám đông. Thay vì chờ đợi để được thử thách, họ có thể gửi video của mình một cách chủ động.Nó trở nên thú vị khi được tham gia. Ngoài ra sự lan truyền của chiến dịch còn đạt được tốc độ nhanh chóng khi nó thu hút được khá nhiều người nổi tiếng từ chính trị gia, doanh nhân đến ca sĩ trên thế giới tham gia, những người vốn được đông đảo công chúng theo dõi. 

7. Xuất phát điểm từ những kỳ vọng nhỏ

Khi các thành viên của Team Frate Train khởi xướng thử thách “Ice Bucket Challenge”, họ không đặt ra mục tiêu biến nó thành một hiện tượng lan tỏa lớn, cũng không phải họ có mục tiêu gây quỹ khổng lồ trong tâm trí. Họ đơn giản chỉ muốn nâng cao nhận thức về chứng bệnh ALS cũng như cuộc chiến của Pete hay thiên tài vật ký Stephen Hawking tới nhiều người mà họ có thể. Bằng cách tập trung và thực hiện trên mục tiêu đó một mình, phần còn lại đã xảy ra tự nhiên.

Cho dù bạn đang điều hành một nhà hàng nhỏ ở địa phương, tạo ra các ứng dụng điện thoại thông minh thay đổi thế giớ, hoặc ra mắt một dòng sản phẩm mới cho việc kinh doanh hiện tại của bạn, sự hiểu biết làm thế nào để tận dụng truyền thông xã hội một cách hiệu quả để đạt được nhận thức và lôi kéo sự chú ý vào những nỗ lực của bạn là vô cùng quan trọng.

Những nhà tiếp thị tốt hiểu rõ điều này, nhưng ngay cách làm tốt nhất cũng có một thời gian thực sự khó khăn để đi đúng hướng. Bằng cách kết hợp một số bài học kinh nghiệm học được từ ALS Ice Bucket Challenge, và thiết lập những kỳ vọng hợp lý cho sự thành công, bạn có thể đem đến cho chiến dịch tiếp thị truyền thông xã hội tiếp theo của mình một cơ hội tốt hơn trong việc lôi kéo và cung cấp sức bật cho sự phát triển việc kinh doanh của bạn.

Những con số biết nói phía sau trào lưu dội nước đá gây sốt

Theo Forbes, nếu ai đó cho rằng, trào lưu dội xô nước đá lên đầu là một việc làm ngu ngốc thì người đó phải nghĩ lại, bởi phía sau cơn sốt này là những điều đặc biệt hơn thế.

http://infonet.vn/7-bai-hoc-tiep-thi-dat-gia-tu-trao-luu-hot-doi-xo-nuoc-da-post142144.info

Theo Nguyễn Thảo/ Infonet

Bạn có thể quan tâm