Bình Dương được bao bọc bởi sông Sài Gòn, là một trong 6 địa phương của vùng Đông Nam Bộ chú trọng phát triển du lịch sinh thái. Ảnh: Phạm Ngôn. |
Chiều 29/11, Bình Phước tổ chức Hội nghị sơ kết liên kết phát triển du lịch vùng Đông Nam bộ do Bình Phước với sự tham dự của 6 tỉnh, thành: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và TP.HCM.
Tại hội nghị, đại diện 6 tỉnh vùng Đông Nam Bộ thống nhất định hướng tập trung phát triển và liên kết sản phẩm du lịch nổi bật để doanh nghiệp du lịch hình thành chương trình (tour), tuyến du lịch liên kết; phát huy tiềm năng, lợi thế về giá trị tài nguyên du lịch của từng địa phương.
6 tỉnh, thành Đông Nam Bộ thống nhất tạo lập không gian du lịch của vùng để cùng phát triển, tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành du lịch. Định hướng này cũng nhằm tạo môi trường giao lưu, liên kết các doanh nghiệp du lịch trong vùng cùng nghiên cứu phát triển sản phẩm, đầu tư, khai thác dịch vụ du lịch.
Mặt khác, 6 địa phương cũng tổ chức các đoàn famtrip khảo sát các điểm đến du lịch; đầu tư nâng cấp thêm cơ sở dịch vụ về du lịch như nhà hàng, khách sạn, trạm dừng nghỉ, khu mua sắm phục vụ khách đoàn; tăng cường truyền thông quảng bá, xúc tiến về du lịch vùng Đông Nam Bộ; tập trung tổ chức sự kiện hội chợ, triển lãm có quy mô lớn về du lịch.
Tỉnh Bình Dương đang phấn đấu trở thành địa điểm du lịch lý tưởng cho du khách trong nước và quốc tế - Nhà thờ chánh tòa Phú Cường nằm ở số 104 Lạc Long Quân, phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ảnh: Shutterstock. |
6 tỉnh, thành hướng tới xây dựng gian hàng chung của vùng Đông Nam Bộ, tham gia các sự kiện du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức; phối hợp xây dựng và thúc đẩy phát triển các chương trình du lịch cho toàn vùng.
Trong giai đoạn 2020-2022, tổng lượng khách du lịch đến vùng Đông Nam Bộ đạt trên 73,5 triệu lượt khách với doanh thu hơn 259.000 tỷ đồng; trong đó có hơn 3 triệu lượt khách quốc tế.
Đông Nam Bộ cũng là vùng phát triển kinh tế năng động, nơi hội tụ đa dạng tài nguyên du lịch với lợi thế rừng, biển, sông, hồ; hệ thống di tích văn hóa, lịch sử, làng nghề để phát triển nhiều loại hình du lịch về nguồn, du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển...
Hoạt động liên kết giữa các địa phương không chỉ đem lại sự đa dạng hóa sản phẩm mà còn hướng tới khai thác sự nổi trội về sản phẩm du lịch giữa các địa phương.
11 tháng năm 2022, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 2,73 triệu lượt, trong đó khách nội địa đạt 96,3 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt 457.000 tỷ đồng, vượt 14% so với kế hoạch năm 2022, nhưng chỉ đạt 60% so với năm 2019.
Trước sự bùng nổ của khoa học - công nghệ, nhiều mô hình kinh doanh ra đời, cùng với đó là những thách thức đan xen cơ hội mới sau đại dịch Covid-19, tỉnh Bình Dương xác định: Không ngừng thực hiện các chiến lược đột phá kinh tế - xã hội, tiếp tục quyết liệt phát triển đề án thành phố thông minh lên tầm cao mới, đón làn sóng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Với tầm nhìn đó, tỉnh Bình Dương đang từng bước hình thành vùng đổi mới sáng tạo, tạo động lực phát triển mới, hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong điều kiện mới.
Những cuốn sách hay về miền Nam
Đế quốc An Nam và người dân An Nam - bên cạnh thông tin tổng quan về địa lý, sản vật, tập quán ở nước ta hồi thế kỷ XIX, nhiều thông tin quan trọng về sông Mekong, địa lý Đàng Ngoài và Đàng Trong, nhất là Sài Gòn xưa, được ghi chép chi tiết.
Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ là một bộ tranh gồm hàng trăm bức ký họa có giá trị nghệ thuật đặc sắc, phản ánh trực quan, sinh động về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa ở Sài Gòn và Nam Kỳ đầu thế kỷ XX.