Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 vũ khí Trung Quốc có thể sao chép từ Nga, Mỹ

Theo truyền thông phương Tây, máy bay đánh chặn J-7, tiêm kích J-11 được cho là những vũ khí điển hình mà Trung Quốc sản xuất dựa trên việc sao chép từ nước ngoài.

vu khi Trung Quoc sao chep anh 1
Máy bay đánh chặn J-7: Theo National Interest, những năm 1960, Liên Xô đã chuyển bản thiết kế và đề xuất bán MiG-21 cho Trung Quốc nhằm giảm căng thẳng giữa hai nước. Tuy nhiên, đề xuất của Moscow bất thành, quan hệ hai bên tiếp tục diễn biến phức tạp và dẫn đến xung đột biên giới cuối những năm 1960. Sau đó Trung Quốc đã dựa trên bản thiết kế MiG-21 để sản xuất thành J-7. Ảnh: China Defence Mashup
vu khi Trung Quoc sao chep anh 2
Thiết kế khí động học của J-7 hoàn toàn giống MiG-21. J-7 được sản xuất tại công ty máy bay Thẩm Dương từ năm 1965 đến 2013. Khoảng 2.400 chiếc đã được xuất xưởng. J-7 đã được xuất khẩu cho một số quốc gia châu Phi, Đông Nam A, Trung Đông. Ảnh: Dreamhobby
vu khi Trung Quoc sao chep anh 3vu khi Trung Quoc sao chep anh 4
Tiêm kích J-11. Nếu không dựa vào màu sơn, số hiệu, phù hiệu rất khó có thể phân biệt J-11 của Trung Quốc (trái) với Su-27 của Nga (phải). Ban đầu, J-11 được sản xuất theo giấy phép từ tập đoàn Sukhoi của Nga. Theo Jane's Defence Weekly, sau đó, Trung Quốc đã tự ý ngưng giấy phép và sao chép thành J-11B. Ảnh: Sinodefence/Bhmpics
vu khi Trung Quoc sao chep anh 5
J-11B là phiên bản sản xuất với phần lớn công nghệ Trung Quốc, sử dụng động cơ WS-10A, hệ thống điện tử hàng không mới. Gần đây có thể đã được nâng cấp với radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA). Ảnh: Chinamil
vu khi Trung Quoc sao chep anh 6
Tiêm kích tàng hình J-31: Tin tặc được cho là đã đánh cắp hàng triệu file dữ liệu từ chương trình Tiêm kích tiến công kết hợp JSF F-35 của Mỹ. Những tài liệu thu được có thể đã góp phần quan trọng cho Trung Quốc trong quá trình sản xuất tiêm kích J-31. Ảnh: China Defence Mashup
vu khi Trung Quoc sao chep anh 7vu khi Trung Quoc sao chep anh 8
Thiết kế khí động học của J-31 (trước) khá giống với F-35 (sau), đặc biệt là kiểu thiết kế buồng lái và cửa hút không khí. Ảnh: Popsci/Lockheed Martin
vu khi Trung Quoc sao chep anh 9
Máy bay không người lái (UAV): Thời gian gần đây, Trung Quốc đầu tư rất mạnh vào quá trình phát triển các UAV. Đặc biệt từ năm 2010 trở đi, Bắc Kinh liên tiếp cho ra đời các mẫu UAV mới, chúng có thiết kế khá giống các UAV của Mỹ. Ảnh: Sinodefence
vu khi Trung Quoc sao chep anh 10vu khi Trung Quoc sao chep anh 11
Không khó để nhận ra sự tương đồng trong thiết kế giữa UAV Wing Long của Trung Quốc (trái) và MQ-9 Reaper của Mỹ. Ảnh: Sinodefence/Ga-asi
vu khi Trung Quoc sao chep anh 12
Tiêm kích trên hạm J-15: Đây là một sản phẩm dính nghi án sao chép từ Su-33 của Liên Xô. Một số nguồn tin nói rằng, Trung Quốc đã mua lại nguyên mẫu T-10K của Su-33 từ Ukraine để phát triển thành J-15. Ảnh: Navy.81
vu khi Trung Quoc sao chep anh 13vu khi Trung Quoc sao chep anh 14
Hình ảnh J-15 (trái) cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh rất giống với Su-33 cất cánh từ tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga. Ảnh: Tân Hoa Xã/Hải quân Nga

Trung Quốc vội vã nối lại thử nghiệm J-15 sau tai nạn

Hải quân Trung Quốc đã lặng lẽ nối lại các chuyến bay thử nghiệm đối với tiêm kích trên hạm J-15 chưa đầy 2 tháng sau tai nạn thảm khốc khiến phi công tử nạn.

Trung Quốc cần Su-35 'để sao chép công nghệ động cơ'

Các nhà phân tích phương Tây nhận định, quyết tâm mua bằng được Su-35 của Trung Quốc không ngoài mục đích sao chép công nghệ.

Trung Quoc chinh thuc mua 24 tiem kich Su-35 cua Nga hinh anh

Trung Quốc chính thức mua 24 tiêm kích Su-35 của Nga

0

Phía Nga xác nhận hợp đồng bán 24 chiếc Su-35 cho Trung Quốc đã được ký, đưa nước này trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của mẫu tiêm kích thế hệ 4++ hiện đại nhất của Nga.

Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm