Ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến khiến chúng ta có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa sớm hơn trong đời. Ảnh: Cookingmaniac. |
Theo CNBC, thực phẩm không chỉ ảnh hưởng đến tim, vòng eo, môi trường mà còn có tác động lớn đến não bộ của chúng ta.
Tiến sĩ Uma Naidoo, bác sĩ Tâm thần Dinh dưỡng Harvard, chuyên gia về não, giảng viên tại Trường Y Harvard, đã nghiên cứu cách thay đổi chế độ ăn uống để cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần của mọi người.
Một số loại thực phẩm như rau lá xanh, trái cây, rau quả nhiều màu sắc, hải sản, các loại đậu và hạt đều giúp tăng cường sức khỏe não bộ.
Tuy nhiên, dưới đây là 5 loại thực phẩm nên tránh nếu bạn muốn trí nhớ và sự tập trung của mình luôn nhanh nhạy. Tất nhiên, thật khó để loại bỏ hoàn toàn những món này khỏi chế độ ăn, vì vậy bạn cần tiêu thụ ở mức vừa phải.
Thực phẩm làm từ dầu hạt công nghiệp và đã chế biến
Dầu đã qua chế biến thường được chiết xuất từ đậu nành, ngô, hạt cải dầu, hạt bông, hạt hướng dương và cây rum, chứa nhiều axit béo omega-6. Tiêu thụ quá nhiều omega-6 khiến cơ thể sản xuất các hóa chất có thể dẫn đến viêm trong não.
Nếu bạn thường ăn rau xào, cá hoặc thịt nướng, tiến sĩ Naidoo khuyên bạn nên sử dụng dầu olive, dầu dừa hoặc dầu bơ trong quá trình chế biến.
Thực phẩm có đường bổ sung và đường tinh luyện
Bộ não của chúng ta sử dụng năng lượng ở dạng đường glucose để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào. Nhưng chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến dư thừa glucose trong não. Điều này gây suy giảm trí nhớ và tính linh hoạt của vùng hippocampus, phần não kiểm soát trí nhớ.
Theo vị chuyên gia, nhiều loại thực phẩm mặn cũng có chứa đường bổ sung như nước sốt mì ống ở cửa hàng, nước sốt cà chua, nước sốt salad và thậm chí cả súp đóng hộp. Do đó, hãy thay đổi những thực phẩm này bằng món tự chế biến từ thực phẩm nguyên chất.
Thực phẩm chế biến
Các món ăn chiên ngập dầu có thể gây hại cho não. Ảnh: Myrecipes. |
Chế độ ăn có nhiều thực phẩm siêu chế biến khiến cơ thể có nguy cơ bị rút ngắn telomeres, trình tự lặp lại DNA ở các đầu mút của nhiễm sắc thể. Telomeres dài hơn có xu hướng thúc đẩy quá trình lão hóa tế bào khỏe mạnh. Nhưng nếu chúng bị rút ngắn, chúng ta có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa sớm hơn trong đời.
Nghiên cứu năm 2022 cho thấy những người tham gia ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến như bánh nướng và nước ngọt có nhiều khả năng bị trầm cảm nhẹ hơn so với người ăn ít nhất. Do đó, nếu bạn không thể phát âm thành phần trong thực phẩm hoặc không biết nó là gì, tốt nhất bạn nên tránh ăn nó.
Thực phẩm có chất làm ngọt nhân tạo
Khi sử dụng chất làm ngọt nhân tạo không có giá trị dinh dưỡng, chúng có thể làm tăng vi khuẩn đường ruột “xấu” và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng.
Những chất làm ngọt này bao gồm saccharin, sucralose và stevia. Aspartame đặc biệt có hại và liên quan trực tiếp đến sự lo lắng trong các nghiên cứu. Nó cũng gây ra quá trình oxy hóa, làm tăng các gốc tự do có hại trong não. Một số lựa chọn thay thế cho đường nhân tạo mật ong, chiết xuất trái cây hoặc đường dừa.
Thực phẩm chiên rán
Các món ăn được đập dập, chiên giòn hoặc chiên ngập dầu có thể đứng đầu danh sách những món mang lại cảm giác thoải mái và có khả năng xoa dịu tinh thần, nhưng chúng có thể gây hại cho não.
Nghiên cứu trên 18.000 người cho thấy chế độ ăn nhiều thực phẩm chiên rán có liên quan đến việc giảm điểm trí nhớ và nhận thức.
Để thay thế những thực phẩm này, tiến sĩ Naidoo khuyên bạn nên chọn dạng nướng, chiên không dầu hoặc hấp.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.