Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 siêu vũ khí thay đổi cách sát thương trên chiến trường

Tên lửa hành trình, máy bay không người lái và vũ khí hạt nhân làm thay đổi cách thức con người tiến hành các cuộc chiến tranh và tiêu diệt mục tiêu.

Vũ khí hạt nhân

Loại vũ khí khủng khiếp nhất mà con người tạo ra chính là vũ khí hạt nhân. Phản ứng hạt nhân khiến bom và đầu đạn hạt nhân giải phóng năng lượng hủy diệt kinh hoàng, phá hủy mọi thứ trong phạm vi rộng lớn. Vũ khí hạt nhân đầu tiên do các nhà vật lý thuộc Dự án Manhattan tạo ra trong Chiến thanh thế giới thứ nhất.

Vũ khí hạt nhân phát nổ. Ảnh: Realclearpolitics

Các cường quốc hạt nhân tạo ra hàng chục ngàn quả bom và đầu đạn hạt nhân trong gần 70 năm qua. Tuy nhiên, Little Boy và Fat Man - 2 quả bom hạt nhân Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản - là những vũ khí nguyên tử duy nhất từng phục vụ mục đích chiến tranh. Sức tàn phá của chúng khiến nhà bác học Albert Einstein phải thốt lên rằng: “Tôi không biết con người sẽ dùng những vũ khí nào trong thế chiến thứ ba, nhưng trong thế chiến thứ tư người ta sẽ đánh nhau bằng gậy và đá”.

Trái đất sẽ ra sao khi chiến tranh hạt nhân xảy ra?

Một nhóm các nhà khoa học khí quyển và môi trường của Mỹ đã vạch ra tương lai thế giới khi một cuộc chiến tranh hạt nhân nổ ra.

Tàu ngầm

Sự ra đời của tàu ngầm mở ra cuộc cách mạng lớn trong tác chiến trên biển. Nhờ khả năng di chuyển dưới mặt nước, tàu ngầm dễ dàng áp sát và tấn công tàu địch hiệu quả. Những chiếc tàu ngầm nhỏ bé có khả năng hạ gục chiến hạm khổng lồ - mục tiêu "khó nhằn" đối với các phương tiện chiến tranh khác.

Hình minh họa tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ. Ảnh: Wikipedia.

Tàu ngầm ra đời từ những năm đầu thế kỷ 19 nhưng chỉ chính thức trở thành vũ khí trong cuộc nội chiến Mỹ từ năm 1861 tới năm 1865. Trong tháng 2/1864, tàu ngầm CSS Confederate HL Hunley đánh đắm chiến hạm USS Housatonic ở ngoài khơi South Carolina. Thắng lợi đó cho thấy hiệu quả của tàu ngầm trong hải chiến hiện đại.

Ngoài nhiệm vụ tác chiến trên biển, tàu ngầm ngày nay còn là phương tiện chiến tranh đa nhiệm, có khả năng hỗ trợ tấn công mặt đất bằng tên lửa, tấn công chiến lược bằng tên lửa hạt nhân, trinh sát, phong tỏa đường biển hoặc chống ngầm. Các tàu ngầm mang theo lò phản ứng hạt nhân có thể hoạt động trên toàn thế giới.

Những tàu ngầm độc đáo nhưng chết yểu

Tàu ngầm sân bay, tàu ngầm pháo hạm là những vũ khí độc đáo được áp dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng chúng không mang lại thành công đáng kể.

Tên lửa hành trình

Tên lửa hành trình hay tên lửa có cánh là loại vũ khí mà con người có thể điều khiển từ xa hay vận hành theo chế độ lập trình sẵn để hệ thống phòng không của đối phương không thể phát hiện. Đây cũng là loại tên lửa dựa hoàn toàn vào lực nâng khí động học trong toàn bộ quá trình hoạt động. Tốc độ di chuyển cận âm khiến tên lửa hành trình chỉ có khả năng tấn công các mục tiêu cố định hoặc di chuyển chậm như xe tăng, tàu chiến.

Tên lửa hành trình Tomahark phóng từ chiến hạm. Ảnh: Wikipedia.

Tomahawk của Mỹ là tên lửa hành trình nổi tiếng nhất thế giới. Chúng tham chiến lần đầu tiên trong chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991 ở Iraq. Đạt tốc độ cận âm nhưng Tomahawk lại có khả năng bay thấp. Nhận thông tin trực tiếp và liên tục từ hệ thống định vị toàn cầu GPS, chúng có khả năng thay đổi quỹ đạo bay để tránh radar đối phương hay theo sát mục tiêu. Tomahawk có thể thay đổi mục tiêu dù đã rời bệ phóng.

5 tên lửa không đối không nguy hiểm nhất thế giới

Meteor, R-77 (RVV-AE), IRIS-T hay AIM-9X Sidewinder nằm trong số những tên lửa không đối không hiệu quả nhất thế giới hiện nay.

Máy bay tàng hình

Máy bay tàng hình là loại phi cơ sử dụng những công nghệ tối tân bậc nhất, khiến radar hoặc hệ thống phòng không của đối phương không thể phát hiện khi chúng bay trên bầu trời. Dù không thể vô hình với radar theo dõi nhưng công nghệ tàng hình giúp giảm thiểu tiết diện phản xạ của máy bay, khiến nó nằm ngoài tầm theo dõi của đối phương.

Máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit của Mỹ. Ảnh: Wikipedia.

Trên thực tế, máy bay tàng hình có cơ hội tấn công mục tiêu cao hơn so với phi cơ thông thường do đối phương gặp khó khăn trong quá trình theo dõi, giám sát và bắn chúng. Không ai biết các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu máy bay tàng hình từ khi nàonhưng F-117 Nighthawk là mẫu máy bay tàng hình phổ biến đầu tiên trên thế giới. Những máy bay chiếm vị trí ngay sau F-117 Nighthawk bao gồm B-2 Spirit, tiêm kích F-22 Raptor, F-35 Lightning của Mỹ, Sukhoi T-50 của Nga.

Những ‘siêu vũ khí’ chết yểu xưa và nay

Từng được kỳ vọng là những “siêu vũ khí”, nhưng do thiết kế không thể đáp ứng các mục đích tác chiến nên nhiều dự án quân sự bị khai tử ngay trong giai đoạn thử nghiệm.

Máy bay không người lái

Máy bay không người lái (UAV) ra đời cho phép quân đội phát động chiến tranh từ trong phòng kín, nằm cách chiến trường hàng ngàn km. Phương thức chiến tranh này giúp đảm bảo an toàn tính mạng cho phi công điều khiển, giảm thiểu số binh sĩ thiệt mạng trong chiến tranh.

Máy bay không người lái bắn tên lửa. Ảnh: Blogspot.

Ban đầu, quân đội Mỹ phát triển máy bay không người lái nhằm mục tiêu do thám sâu trong lòng địch. Sau một thời gian, họ trang bị vũ khí cho phi cơ không người lái, giúp chúng tiêu diệt các mục tiêu mà họ đã chọn trước.

Hiện tại, Mỹ đang thử nghiệm loại máy bay tự hành, có khả năng hoạt động độc lập theo lộ trình. Máy bay không người lái của Mỹ cũng sở hữu những công nghệ quân sự tối tân nhất, bao gồm khả năng tàng hình. UAV đang thổi bùng cuộc đua vũ trang toàn cầu.

10 máy bay quân sự kỳ dị của Mỹ (kỳ 1)

Quân đội Mỹ nổi tiếng với những loại vũ khí hiện đại nhất thế giới nhưng cũng sở hữu không ít phi cơ có thiết kế quái lạ.

Hồng Minh

Bạn có thể quan tâm